Đề văn 8 kì II (tạm)

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Bình | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề văn 8 kì II (tạm) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

THCS HÒA TRUNG KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học 2010-2011
Họ và tên: …………………….. Môn Ngữ văn 8
Lớp: ……….. Thời gian làm bài 90 phút
( không kể thời gian phát đề)

Câu 1: ( 2 đ) Chép bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 2: ( 1đ ) Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng:
“ Chiếu dời đô, Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta là những tác phẩm nghị luận xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.”
Câu 3 ( 2 đ) Viết đoạn văn từ khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
( Ông đồ, Vũ Đình Liên)
Câu 4 ( 5 đ) Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mục đích chân chính của việc học.





ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1: ( 2 đ) Chép bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Chép đúng bản dịch bài thơ, không sai chính tả ( 1 điểm )
Nêu được ý nghĩa của bài thơ: thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. ( 1 điểm )
Câu 2: ( 1đ ) Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng:
“ Chiếu dời đô, Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta là những tác phẩm nghị luận xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.”
Câu văn mắc lỗi lo-gic: dùng từ không cùng chủ đề, đang nêu tên tác phẩm lại nêu tên tác giả. (0.5đ)
Sửa lại: thay Trần Quốc Tuấn bằng Hịch tướng sĩ. ( 0.5đ)
Câu 3 ( 2 đ) Viết đoạn văn từ khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
( Ông đồ, Vũ Đình Liên)
Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, có sự liên kết nội dung và hình thức với các ý cơ bản:
Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri: giấy, mực, nghiên
Giấy đỏ phơi ra, không được đụng đến trở nên bẽ bàng, vô duyên, phai màu theo ngày tháng.
Nghiên mực không được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu.
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa khiến cho sự vật vô tri cũng có tâm hồn, cũng sầu muộn, buồn tủi như nỗi lòng ông đồ khi bị lãng quên.
Câu 4 ( 5 đ) Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mục đích chân chính của việc học.
Yêu cầu: Học sinh viết bài văn với dung lượng khoảng 400 chữ, có bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ, lô gic, trình bày luận điểm hợp lý, diễn đạt trôi chảy.
Gợi ý
A/ Mở bài: ( 0,5 điểm )
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu yêu cầu của đề.
B/ Thân bài: (4 điểm )
a/ Giải thích sơ lược:Học là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại . 0.5 đ
b/ Mục đích chân chính của việc học: (1.5 đ)
- Quan niệm của người xưa:
+ Ngọc bất trác bất thành khí.Nhân bất học bất tri lí.
+ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Ý nói: Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp. Không thể không học mà tự thành người tốt đẹp. Do vậy học tập là một quy luật trong cuộc sống của con người.
- Mục đích của việc học trong bài Bàn luận về phép học:
Đạo học của kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Đó là đạo tam cương tức học để hiểu và giữ quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng; đạo ngũ thường tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín : cốt yếu là hình thành đạo đức, nhân cách
c/ Đánh giá: ( 1đ) học để làm người có hiểu biết, có tri thức, có đạo đức. Học để lập thân lập nghiệp, học để chung sống, học để làm việc. Trong đó học để làm người có ích là bài học phải thực hiện suốt đời.
d/ Bàn luận, mở rộng vấn đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Bình
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)