Đề Văn 8-HK1(08-09)-Ninh Hòa

Chia sẻ bởi Trần Văn Sum | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề Văn 8-HK1(08-09)-Ninh Hòa thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐT NINH HOÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm – Thời gian làm bài 15 phút. Câu 1: 1đ, câu 7: 0,5đ, các câu còn lại: 0,25đ)
Câu 1: Điền vào cho đủ và đúng các văn bản thuộc dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám đã học:


Văn bản
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại

1

Thanh Tịnh



2



Hồi ký

3
Tức nước vỡ bờ




4


1943


 Câu 2: Điểm chung của các văn bản trên:
A. Đều là truyện ngắn
B. Đều là tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình
C. Đều có giá trị nhân đạo sâu sắc
D. Đều là văn bản tự sự sáng tác trước Cách mạng
Tháng Tám
Câu 3: Trong các truyện sau, truyện được kể ở ngôi thứ nhất là:
A. “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”
B. “Lão Hạc” và “Tôi đi học”
C. “Hai cây phong” và “Cô bé bán diêm”
D. “Hai cây phong” và “Chiếc lá cuối cùng”
Câu 4: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu dưới đây, từ ngữ không phải thán từ là:
A. “Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi”.
B. Ơ hay, sao lại bừa bộn thế này?
C. “Hỡi ôi, súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”.
D. “Vui sao, câu chuyện ân tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say”.
Câu 5: Nhận xét đúng về nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
A. Đôn Ki-hô-tê thật ngớ ngẩn, đáng buồn cười.
B. Đôn Ki-hô-tê ngông cuồng, đáng chê trách.
C. Đôn Ki-hô-tê vừa đáng cười, vừa đáng thương,
vừa đáng trân trọng.
D. Đôn Ki-hô-tê là một kẻ điên rồ nhưng đáng yêu vì dũng cảm.
Câu 6: Điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh là:
A. Cùng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú
B. Cùng hoàn cảnh sáng tác trong tù
C. Cùng thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của
người tù cách mạng
D. Tất cả những ý trên
Câu 7: Điền các ký hiệu T (từ tượng thanh) H (từ tượng hình) vào ô vuông cuối các từ sau cho đúng:
A. bịch D. ấn dúi
B. sấn E. lẻo khoẻo
C. bốp F. chỏng quèo
Câu 8: Nhận xét đúng về các từ “roi song”, “tay thước” và “dây thừng” là:
A. Từ “roi song” là từ mang nghĩa rộng; “tay thước”
và “dây thừng” là các từ mang nghĩa hẹp
B. Cả 3 từ đều có cấp độ nghĩa tương đương nhau,
đều có nghĩa rộng
C. Cả 3 từ đều có cấp độ nghĩa tương đương nhau,
đều có nghĩa hẹp
D. Từ “roi song” và “tay thước” là các từ mang nghĩa
hẹp và “dây thừng” là từ mang nghĩa rộng

II. PHẦN TỰ : (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Điền dấu câu và viết lại cho đúng đoạn văn sau (không thay đổi trật tự từ):
…Đó là chiếc lá cuối cùng Giôn-xi nói em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng em nghe thấy gió thổi hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết
(“Chiếc lá cuối cùng” – O.Hen-ri)
Câu 2: (1 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (không quá 12 dòng) làm sáng tỏ nhận xét sau đây: “Cụ Bơ – men là một hoạ sĩ vĩ đại”.
Câu 3: (5 điểm) Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ làm em xúc động và nhớ mãi.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 – 2009

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
Câu 1: 1 điểm - mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Sum
Dung lượng: 10,92KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)