Đề văn 8.1 kì II (Hay)

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Bình | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề văn 8.1 kì II (Hay) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học: 2010- 2011


Câu 1: (2 đ )
a. Trình bày khái niệm về hành động nói?
b. Trong “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn có viết : “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…” thể hiện hành động noí nào ?
Câu 2: ( 3 đ )
a.Chép thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ( Hồ Chí Minh )
b. Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
c. Nêu ý nghĩa của bài thơ?
Câu 3 ( 5 đ )
Đề bài : Có nhiều người chưa hiểu rõ như thế nào là “Học đi đôi với hành” . Em hãy viết bài văn nghị luận để làm rõ thắc mắc trên.


(-------------------------------- (((--------------------------------(




























ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1 : ( 2 đ )
a. Trình bày khái niệm về hành động nói: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. ( 1 đ )
b. Trong “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn có viết : “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” thể hiện hành động noí : Hành động bộc lộ cảm xúc . ( 1 đ )
Câu 2: ( 3 đ )
a.Chép thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ( Hồ Chí Minh ) chép đúng như trong sgk/28.(1 đ ) . Nếu sai 2 lỗi thì trừ 0,25 đ.
b. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc. Bác sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ tại hang Pác Bó tỉnh Cao Bằng. ( 1 đ )
c. Yù nghĩa của bài thơ: Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. ( 1 đ )
Câu 3 ( 5 đ )
* Yêu cầu chung:
- Nội dung:học sinh viết được bài văn nghị luận làm rõ mối quan hệ, tầm quan trọng của học và hành.
- Hình thức : đảm bảo bố cục 3 phần của một bài văn nghị luận. Liên kết ý, đoạn chặt chẽ, mạch lạc, khoa học…
* Dàn ý
a.Mở bài: ( 0,75 đ)
-Giới thiệu khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học.
- Dẫn dắt nội dung câu nói “ Học đi đôi với hành” .
b. Thân bài: ( 3,5 đ)
-Học là gì? (0,25đ )
(Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, và nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học nói chung là sự trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ.)
-Hành là gì? (0,25 đ)
( Nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống….)
-Học phải đi đôi với hành là như thế nào? (0,25 đ)
(Học và hành không được tách rời nhau mà phải gắn với nhau làm một. Đó là hai công việc của một quá trình thống nhất. Hiểu mối quan hệ đó là do quá trình rút được kinh nghiệm trong việc học tập và thực hành của chúng ta.)
-Vì sao lại cần học đi đôi với hành? Mối quan hệ giữa học và hành như thế nào? (2đ)
+Hành chính là mục đích, phương pháp học tập.
+Học lí thuyết mà không thực hành thì tốn công vô ích.
+Do đâu mà học không hành được?
+Hành mà không có lí thuyết chỉ đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã đúc kết dẫn dắt, thì việc ứng dụng vào thực tiễn thì không tránh khỏi mò mẫm, lúng túng, khó khăn,…thậm chí sai lầm nữa.
+ Bác Hồ vào tháng 5 năm 1950 khi nói về công tác huấn luyện và học tập Bác có dạy: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”
+ Dẫn chứng : hs nêu và lập luận bằng một số ví dụ :(0,5đ)
(Học sinh học văn nghị luận, nhưng không rèn luyện bằng cách viết nhiều lần các bài nghị luận, thì viết văn không thể giỏi được, không thể hay được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Bình
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)