De Van 8(09-10)

Chia sẻ bởi Trần Thanh Thủy | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: De Van 8(09-10) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 8
Môn: Ngữ văn (Năm học 2009 – 2010)
Thời gian làm bài: 90 phút


PHẦN (5 ĐIỂM):
Câu 1 (2 điểm): Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
“Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn rầu, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.” (Ngữ văn 8, tập một)
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo ?
Bênh vực, bao che đối với một hành động từ chối giúp đỡ Lão Hạc của vợ mình.
Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
Thương hại đối với Lão Hạc và những người như Lão Hạc.
Có thái độ thờ ơ trước nỗi khổ của Lão Hạc và những người như Lão Hạc.
Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” sử dụng phép tu từ nào ?
A. Liệt kê. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa.
Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào ?
A. Tâm trạng của con người. B. Tính cách của con người.
C. Tình cảm của con người. C. Năng lực của con người.
4. Dấu ba chấm được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng:
A. Thể hiện sự ngập ngừng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều về Lão Hạc D. Cả ba ý đều đúng.
mà ông giáo chưa kể trong đoạn văn.
Câu 2 (3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu theo cách tổng-phân-hợp nêu suy nghĩ của em về tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng, trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, một phép tu từ nói giảm-nói tránh hoặc nói quá (chú thích).
PHẦN II (5 ĐIỂM): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy viết bài văn thuyết minh ngắn, giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và giá trị của tác phẩm “Tắt đèn” và trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm.
Đề 2: Hãy viết bài thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 8 (Học kì I - Năm học 2009 – 2010)

PHẦN I: (5 ĐIỂM):
Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:
1. B 2. A 3. B 4. B
Câu 2: 3 điểm: Đoạn văn có ít nhất 5 câu, nhiều nhất là 7 câu, có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, một phép tu từ nói giảm-nói tránh hoặc nói quá. Đoạn văn được viết theo kiểu tổng-phân-hợp, diễn đạt rõ ý: Tâm trạng Lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng: Day dứt, ân hận, xót xa như đánh lừa một con chó. (HS dẫn chứng được chi tiết ngoại hình và để vào dấu ngoặc kép).
PHẦN II: (5 ĐIỂM):
* ĐỀ 1:
1. Yêu cầu: Bài làm của học sinh phải đạt các yêu cầu cơ bản sau:
- Học sinh cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đồng thời có những hiểu biết cơ bản, chính xác về nhà văn Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” cùng trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” đã học (Dựa vào phần chữ nhỏ, SGK trang 28).
2. Biểu điểm:
- Hình thức: 1 điểm: Bố cục, văn phong, chữ viết và trình bày hợp lý. Diễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Thủy
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)