Đề vào 10, THPT
Chia sẻ bởi Trần Văn Thương |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề vào 10, THPT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐĂC LĂC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009 – 2010.
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Văn bản “Con chó Bấc” (Chương trình Ngữ văn lớp 9, Tập 2 – Nxb GD) trích trong tiểu thuyết nào? Của ai? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả đó.
Câu 2: (1,5 điểm)
Cho đoạn văn: “Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. ( . . . ), bên cạnh hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, còn có nhiều hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.”
(“Trò chơi ngày xuân”- Báo nhân dân, số xuân Nhâm Ngọ 2002)
a) Có thể thay thế lần lượt bốn cụm từ sau: “Khắp làng bản”; “Đầu xuân”; “Lúc này”; “Vào dịp này”, vào dấu ba chấm, nằm trong ngoặc ( . . . ) để hai câu trong đoạn văn trên liên kết được với nhau không?
b) Chỉ rõ (gọi tên) phép liên kết khi, thay thế lần lượt các cụm từ trên.
Câu 3: (7 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
------------------ Hết ------------------
Họ và tên thí sinh:……………………………… Số báo danh………………………………
Họ tên và chữ ký giám thị 1:………………………………, giám thị 2: …………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐĂC LĂC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009 - 2010
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: (1,5 điểm)
Trích trong tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”, của nhà văn Giắc Lân Đơn. (0,5 điểm)
Trình bày ngắn gọn về nhà văn Giắc Lân Đơn (1 điểm).
+ Sinh 1876, mất 1916 là nhà văn Mĩ.
+ Trải qua thời thanh niên vất vả, làm nhiều nghề để kiếm sống.
+ Tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: “Tiếng gọi nơi hoang dã”(1903); “Sói biển” (1904)…
Câu 2: (1,5 điểm)
Có thể thay thế lần lượt bốn cụm từ vào dấu ba chấm ( . . . ) để hai câu trong đoạn văn liên kết được với nhau (0,5 điểm).
Nếu thay thế cụm từ (1,0 điểm).
_ “Khắp làng bản” ta có phép lặp từ.
_ “Đầu xuân” ta có phép đồng nghĩa.
_ “Lúc này”; ta có phép thế.
_ “ Vào nhịp này” ta có phép thế
Câu 3: (7,0 điểm)
Yêu cầu về kiến thức:
Bài làm đáp ứng các nội dung cơ bản sau:
Phương Định là cô gái Hà Nội mới lớn, tham gia lực lượng Thanh niên xung phong trên chiến trường Trường Sơn. Có một thời là học sinh, hồn nhiên, vô tư, sống bên mẹ giữa Thủ đô yên bình… Những kỷ niệm thời ấy luôn sống dậy trong cô giữa chiến trường dữ dội (Cảm xúc trận mưa đá cuối truyện).
Mặc dù lăn lộn giữa chiến trường đầy thử thách và hiểm nguy nhưng sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai không hề mất đi ở cô. Nét cá tính ở Phương Định thể hiện rất rõ (Hay mơ mộng, thích hát, hay tự ngắm mình, quan tâm đến hình thức)
Đặc biệt, Phương Định cũng như bao cô gái thời chống Mĩ: có trách nhiệm cao với công việc, có lòng quả cảm không ngại gian khổ hy sinh, giàu tình cảm yêu thương, gắn bó với đồng đội.
Tóm lại, Phương Định là cô gái hồn nhiên có cá tính; tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời chống Mĩ. Tác giả miêu tả khá tỉ mỉ và sinh động về nhân vật (Tâm lý nhân vật Phương Định trong lần phá bom miêu tả ở cuối truyện)
(Chú ý: Ngoài những nội dung nêu trên nếu, bài làm thí sinh có những ý sáng tạo nhưng có cơ sở và sức thuyết phục cao thì người chấm có thể linh động cho điểm)
Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết làm một bài văn nghị luận văn học về một nhân vật tự sự theo đặc trưng thể loại. Thể hiện năng lực làm văn, khả năng cảm thụ văn học. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Có luận điểm, luận cứ, có sức thuyết phục,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Thương
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)