Đề và đáp án vào văn chuyên ĐHSP năm 2007

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án vào văn chuyên ĐHSP năm 2007 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2007
Môn thi: Văn - Tiếng Việt
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150phút
Câu 1
1. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
2. Phân tích đoạn thơ sau để thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc Truyện Kiều của Nguyễn Du,
theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)
Câu 2
Trong truyện ngắn “Lão Hạc ” của Nam Cao, nhân vật “ tôi “ đã suy ngẫm:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (…). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
1. Em hiểu thế nào về ý nghĩ trên của nhân vật “tôi”?
2. Phân tích quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của nhân vật “tôi”.
………..HẾT……….




















Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………………. Số báo danh: ……………..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2007
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(Dùng cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn
Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (4 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Nắm được thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Biết phân tích một đoạn thơ có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (1 điểm)
- Mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng.
- Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng.
- Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
2. Phân tích đoạn thơ để thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (3 điểm)
Phân tích được những ý sau:
a. Vị trí đoạn thơ: Tám câu cuối trong đoạn trích diễn tả tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích
b. Tác giả gợi cảnh để diễn tả tâm trạng:
- Mỗi biểu hiện của cảnh đều thể hiện cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều:
+ Cánh buồm thấp thoáng xa xa gợi nỗi buồn nhớ quê hương, nhớ người thân.
+ Ngọn nước triều “mới sa”, cánh “hoa trôi man mác” không biết về đâu, “nội cỏ rầu rầu”, chân mây, mặt đất đều “một màu xanh xanh”…được cảm nhận qua tâm trạng tha hương, gợi thân phận nổi nênh, vô định.
+ Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, vùi dập cuộc đời Kiều.
- Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.
c. Nghệ thuật điệp từ: Cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ, điệp khúc của cảnh và cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Câu 2 (6điểm).
Những ý chính cần có:
- Ý 1: Mở bài: 0.5 điểm.
- Ý 2: Về ý nghĩ của nhân vật “tôi”: 2 điểm.
+ Đây là lời triết lý hòa quyện trong cảm xúc trữ tình đầy xót thương của Nam Cao đối với người nông dân, đối với con người trong xã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)