Đề và đáp án văn chuyên vào 10 ĐHSP năm 2010

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án văn chuyên vào 10 ĐHSP năm 2010 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2010
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(dùng cho thí thi sinh vào chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (4 điểm)
Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Em hiểu thế nào về “chữ tâm” và “chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này?
(Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).

Câu 2 (6 điểm)
“Mặc dù là kiểu nhân vật tư tưởng, nhưng Nhĩ vẫn hiện lên sống động, hấp dẫn, chứ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho nhà văn”.
Em hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Bến quê (phần trích trong Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục) của nhà văn Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận định trên.

……………………………Hết……………………………

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN VÀO THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI
MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT (chuyên) 2010
Câu 1. (4 điểm)
Đề bài kiểm tra kiến thức lí luận và kiến thức văn học sử của HS (cấp THCS), bài viết có thể căn cứ vào các đoạn trích trong SGK, khuyến khích những thí sinh có năng những kiến giải sâu sắc, khả năng mở rộng hợp lí.
Yêu cầu: trình bày ngắn gọn (trong khoảng 2 trang giấy thi) về “chữ tâm”, “chữ tài” của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Ý CHÍNH
ĐIỂM

1. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
0.5

2. “Chữ tâm”:
- Tấm lòng, tư tưởng sâu sắc, lớn lao nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm.
Đó chính là tư tưong nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “Truyện Kiều” trở thành kiệt tác của nhân loại.
- Biểu hiện:
+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ.
+ Sự căm phẫn với xã hội tàn ác, bất nhân gây khổ đau cho con người.
+ Sự nâng niu, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người; sự đồng tình với những khát vọng chính đáng của họ (tình yêu và khát vọng tự do, công bằng).




1.5

3. “Chữ tài):
- Đó chính là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
- Những nét chính:
+ Sáng tạo về thể loại (tiểu thuyết bằng thơ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+ Ngôn từ đạt tới độ trong sáng, tinh tế…



1.0

4. Đặt “Chữ tâm” lên trước “Chữ tài), “Chữ tâm” “bằng ba chữ tài”, nhà thơ coi trọng tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sỹ. Nhưng ông không hề phủ nhận tài năng, “tâm” và “tài” gắn bó, quyện hòa mới tạo nên kiệt tác vừa có nội dung, tư tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệ độc giả. Có thể coi đây là một bài học sáng tạo hết sức sâu sắc với người cầm bút.


1.0

Lưu ý: Nếu bài viết của HS có độ dài quá yêu cầu của đề, nhưng có chất lượng tốt, giám khảo có thể châm chước.
Câu 2 (12 điểm)
Đề bài kiểm tra kiến thức, năng lực cảm thụ của HS, nhất là cảm thụ về vẻ đẹp nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi. Đòi hỏi bài viết phải có ý tưởng, được triển khai thành hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc. Sự phân tích phải có căn cứ.
Các ý chính cần có
Ý CHÍNH
ĐIỂM

1.Giới thiệu khái quát:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt ở “thời kỳ đổi mới”. Không chỉ mạnh dạn đổi mới về tư tưởng, ông còn không ngừng có những sáng tạo về nghệ thuật. “Bến quê” là một trong số đó.
Truyện ngắn Bến quê nằm trong tập truyện cùng tên được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 69,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)