Đề và đáp án văn chuyên vào 10 ĐHSP năm 2009
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án văn chuyên vào 10 ĐHSP năm 2009 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2009
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(Dùng riêng cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. Kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ để cho nhân vật Vũ Nương trở về dương gian nhưng chỉ hiện ra ở giữa dòng sông và nói vọng vào: “…thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Theo em, có thể còn những cách kết thúc nào? Giả sử viết lại “Chuyện người con gái Nam Xương”, em có kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ không? Hay em chọn một cánh kết thúc khác? Lí giải sự lựa chọn của mình.
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp bài thơ sau đây của nhà thơ Vũ Đình Liên:
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay hoa đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, tr.8)
…………………. Hết …………………
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………………..Số báo danh: ………….
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2009
Môn thi : Văn (chuyên )
Câu 1 (4điểm):
I. Yêu cầu chung
- Học sinh có thể trình bày khá tự do những suy nghĩ của mình về cách kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương, nhưng phải nêu và lí giải sự lựa chọn của mình một cách hợp lí.
- Thể hiện được năng lực tư duy và năng lực cảm thụ thơ văn.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Nêu cách lựa chọn (0.1điểm)
Trình bày được các cách lựa chọn. Nhìn chung có ba cách kết thúc tác phẩm:
+ Kết thúc như truyện cổ tích Vợ chàng Trương: kết thúc với chi tiết Vũ Thị Thiết gieo mình xuống sông tự vẫn.
+ Kết thúc có hậu như nhiều truyện cổ tích: để cho Vũ Nương được trở về dương gian sống hạnh phúc với chồng con.
+ Kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ.
2. Lí giải sự lựa chọn (3.0điểm)
- Học sinh có thể lựa chọn theo một trong những cách kết thúc nói trên. Nhưng điều quan trọng là phải lí giải được sự lựa chọn của mình.
Tiêu chí để xác định sự lựa chọn cách kết thúc là:
+ Sự hợp lí.
+ Tăng giá trị của tác phẩm.
- Lựa chọn cách kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ là sự lựa chọn tối ưu nhất:
+ Tăng giá trị nhân đạo của tác phẩm: tăng tính chất bi kịch của nhân vật Vũ Nương, nhận thức của con người sâu sắc hơn, chấp nhận đau khổ thật còn hơn là hạnh phúc siêu hình.
+ Có sự kết hợp giữa cái kì ảo và cái thực.
Câu 2 (6điểm)
I. Yêu cầu chung
- HS bộc lộ được năng lực cảm thụ thơ (thấy được vẻ đẹp hình tượng thơ, nỗi niềm nhà thơ và vẻ đẹp bút pháp thơ)
- HS bộc lộ được kĩ năng làm văn nghị luận (bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc…
II. Yêu cầu cụ thể
HS có thể có nhiều hướng làm bài khác nhau, nhưng cuối cùng bài làm phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý chính
Điểm
1) Giới thiệu chung: Vũ Đình Liên là nhà thơ có đóng góp riêng cho phong trào Thơ mới bằng những vần thơ mang niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông đồ” ra đời vào những năm tháng nền Hán học đang suy tàn. Tác phẩm đạt tới vẻ đẹp toàn bích, hài hòa giữa nội dung và hình thức: qua việc khắc họa hình ảnh ông đồ trong những biến động của thời đại, nhà thơ bày tỏ niềm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2009
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(Dùng riêng cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. Kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ để cho nhân vật Vũ Nương trở về dương gian nhưng chỉ hiện ra ở giữa dòng sông và nói vọng vào: “…thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Theo em, có thể còn những cách kết thúc nào? Giả sử viết lại “Chuyện người con gái Nam Xương”, em có kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ không? Hay em chọn một cánh kết thúc khác? Lí giải sự lựa chọn của mình.
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp bài thơ sau đây của nhà thơ Vũ Đình Liên:
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay hoa đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, tr.8)
…………………. Hết …………………
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………………..Số báo danh: ………….
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2009
Môn thi : Văn (chuyên )
Câu 1 (4điểm):
I. Yêu cầu chung
- Học sinh có thể trình bày khá tự do những suy nghĩ của mình về cách kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương, nhưng phải nêu và lí giải sự lựa chọn của mình một cách hợp lí.
- Thể hiện được năng lực tư duy và năng lực cảm thụ thơ văn.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Nêu cách lựa chọn (0.1điểm)
Trình bày được các cách lựa chọn. Nhìn chung có ba cách kết thúc tác phẩm:
+ Kết thúc như truyện cổ tích Vợ chàng Trương: kết thúc với chi tiết Vũ Thị Thiết gieo mình xuống sông tự vẫn.
+ Kết thúc có hậu như nhiều truyện cổ tích: để cho Vũ Nương được trở về dương gian sống hạnh phúc với chồng con.
+ Kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ.
2. Lí giải sự lựa chọn (3.0điểm)
- Học sinh có thể lựa chọn theo một trong những cách kết thúc nói trên. Nhưng điều quan trọng là phải lí giải được sự lựa chọn của mình.
Tiêu chí để xác định sự lựa chọn cách kết thúc là:
+ Sự hợp lí.
+ Tăng giá trị của tác phẩm.
- Lựa chọn cách kết thúc như tác giả Nguyễn Dữ là sự lựa chọn tối ưu nhất:
+ Tăng giá trị nhân đạo của tác phẩm: tăng tính chất bi kịch của nhân vật Vũ Nương, nhận thức của con người sâu sắc hơn, chấp nhận đau khổ thật còn hơn là hạnh phúc siêu hình.
+ Có sự kết hợp giữa cái kì ảo và cái thực.
Câu 2 (6điểm)
I. Yêu cầu chung
- HS bộc lộ được năng lực cảm thụ thơ (thấy được vẻ đẹp hình tượng thơ, nỗi niềm nhà thơ và vẻ đẹp bút pháp thơ)
- HS bộc lộ được kĩ năng làm văn nghị luận (bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc…
II. Yêu cầu cụ thể
HS có thể có nhiều hướng làm bài khác nhau, nhưng cuối cùng bài làm phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý chính
Điểm
1) Giới thiệu chung: Vũ Đình Liên là nhà thơ có đóng góp riêng cho phong trào Thơ mới bằng những vần thơ mang niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông đồ” ra đời vào những năm tháng nền Hán học đang suy tàn. Tác phẩm đạt tới vẻ đẹp toàn bích, hài hòa giữa nội dung và hình thức: qua việc khắc họa hình ảnh ông đồ trong những biến động của thời đại, nhà thơ bày tỏ niềm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 60,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)