Đề và đáp án văn chung vào 10 ĐHSP năm 2010

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án văn chung vào 10 ĐHSP năm 2010 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2010
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(Dùng cho mọi thí sinh thi vào trường chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng).
1) Phân tích ngữ pháp của câu văn trên.
2) Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị tu từ trong câu văn đó.
Câu 2
“Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình”.
Coi câu trên là câu chốt (câu chủ đề), hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu văn theo lập luận Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Trong đó, em hãy sử dụng một câu hỏi tu từ. (Hãy gạch chân câu hỏi này và đánh số thứ tự các câu văn trong đoạn văn).
Câu 3
Phân tích bài thơ sau đây để thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc thu sang và những cảm xúc, suy tưởng của nhà thơ.
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh,SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009; tr.70)



……………………Hết…………………






Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….Số báo danh:……………





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Môn: Văn – Tiếng Việt (chung) - 2010
Câu 1 . (2.0 điểm)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM

1. Phân tích ngữ pháp: chỉ ra 2 cụm C-V, 2 nòng cốt câu, gọi tên câu: câu ghép (ghép đẳng lập)
1.0

2. Trong câu văn của mình, Nguyễn Quang Sáng sử dụng biện pháp tu từ so sánh (chiếc lược ngà…như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh). Lối so sánh này đã hữu hình hóa tâm trạng vô hình trong người cha: những băn khoăn, day dứt, tình thương con vô hạn của một người cha giàu trách nhiệm… Đó là biểu hiện chân thành của tình phụ tử thiêng liêng.

1.0

Câu 2. (2.5 điểm):
Đây là câu hỏi cùng lúc đặt ra nhiều yêu cầu với thí sinh: kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, kỹ năng viết đoạn văn, viết câu hỏi tu từ, kiến thức xã hội.
Đoạn văn dù viết thế nào cũng phải bám vào vấn đề nghị luận (vấn đề tự học): khái niệm tự học/các hình thức tự học/giá trị của tự học/thực trạng…)
- Viết không đủ số câu (quá ngắn hoặc quá dài mà không sát đề): trừ 0.5 điểm.
- Không đúng về kiểu lập luận của đoạn văn/sai quy cách đoạn văn: trừ 1.0 điểm.
- Thiếu câu hỏi tu từ: trừ 0.5 điểm.
- Đảm bảo những yêu cầu hình thức, nhưng nội dung không có sức thuyết phục: trừ 1.5 điểm.
Câu 3. (5.5 điểm)
Yêu cầu chung: HS thể hiện được kỹ năng làm văn nghị luận văn học, bộc lộ được năng lực cảm thụ một bài thơ trữ tình.
Yêu cầu cụ thể:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM

1. Giới thiệu sơ lược về Hữu Thỉnh và nhận xét khái quát về bài thơ Sang thu (Viết về đề tài quen thuộc, nhưng nhà thơ vẫn có những đóng góp rất riêng. Ông chọn khoảnh khắc giao mùa, mỗi khổ thơ đem đến một nét sinh động, tinh tế của một bức tranh thu, của những cảm xúc và cả suy tưởng về mùa thu, về cuộc đời, về đời người).


0.5

2. Bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc sang thu:
- Tín hiệu báo thu sang: hương ổi, gió thu, sương thu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)