Đề và đáp án thi thử vào 10 môn Văn -Yên Lạc

Chia sẻ bởi Lê Quí Hùng | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án thi thử vào 10 môn Văn -Yên Lạc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT YÊN LẠC
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề



Câu 1 (3đ):
a) Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề hai tác phẩm trên?
b) Viết đoạn văn khoảng 10-15 câu, giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du, trong đó có sử dụng thành phần tình thái hoặc phụ chú ( gạch chân).
Câu 2 (1đ): Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự là gì ?
Câu 3 ( 1đ) Cho câu văn : Dân giàu, nước mạnh.
a/ Cho biết đây là câu đơn hay câu ghép?
b/ Hãy thử dùng 3 quan hệ từ khác nhau để làm bộc lộ những kiểu quan hệ có thể có giữa hai vế của câu văn trên ?
Câu 4 ( 5đ) Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính cuả tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác. Bằng việc phân tích bài thơ, em hãy làm rõ điều đó.

-----------------------------------------------------------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)












HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9

Câu 1.
a/ Yêu cầu HS giải thích được nhan đề :
+ Hoàng Lê nhất thống chí : ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê (0,25đ)
+ Đoạn trường tân thanh : tiếng kêu ( hoặc tiếng nói) mới về nỗi đau đứt ruột )0,25đ)
b/ Yêu cầu HS viết được đoạn văn (2,5đ)
- Về hình thức :
+ Đúng thể loại văn thuyết minh.
+ Có độ dài khoảng 10-15 câu, có sử dụng thành phần tình thái hoặc phụ chú ( gạch chân).
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Về nội dung, cần đảm bảo được những kiến thức cơ bản sau :
+ Nguyễn Du ( 1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê Tiên Điền –Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
+ Xuất thân : gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.
+ Thời đại có nhiều biến động dữ dội : chế độ PK khủng hoảng trầm trọng; bão táp phong trào nông dân nổi lên khắp nơi ( gọi là thế kỉ nông dân khởi nghĩa) mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn PK.
+ Cuộc đời Nguyễn Du từng phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc, từng ở ẩn ở Hà Tĩnh, từng làm quan dưới triều Nguyễn, từng đi sứ sang Trung Quốc.
+ Con người Nguyễn Du : có vốn hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hoá, văn học ; là người từng trải. Nhờ vậy mà ông có vốn sống phong phú, tấm lòng yêu thương sâu sắc , hướng về những đau khổ của nhân dân. Là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
+ Sự nghiệp : Nguyễn Du để lại sự nghiệp văn học lớn rất có giá trị, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập, gồm 243 bài ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) ; thơ chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, còn gọi là Truyện Kiều.
=> Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
Câu 2 .Yêu cầu HS xác định được :
- Trong văn bản tự sự có 2 hình thức kể chuyện theo ngôi:
+ Ngôi thứ nhất : người kể xưng “tôi” – là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện ( 0,25đ)
+ Ngôi thứ 3: Người kể giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật. (0,25đ)
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò là người dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. (0,5đ)
Câu 3.
a/ Xác đinh được đây là câu ghép ( 0,25đ)
b/ Dùng 3 QHT khác nhau để bộc lộ những kiểu quan hệ giữa hai vế của câu; mỗi QHT dùng đúng cho 0,25đ.
Ví dụ :
- Nếu dân giàu thì nước mạnh.
- Vì dân giàu nên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quí Hùng
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)