Đề và đáp án thi HSG Sử khối 9 vòng 1 năm học 2011-2012
Chia sẻ bởi Lê Như Huân |
Ngày 16/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án thi HSG Sử khối 9 vòng 1 năm học 2011-2012 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG I
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5.0 điểm):
“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn”. (Bài 3 - SGK Lịch sử 9). Em hãy:
1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn;
2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.
Câu 2: (2.0 điểm):
Những khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn đó?
Câu 3 (3.0 điểm):
Các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
1. Chính sách đối nội, đối ngoại.
2. Nguyên nhân của sự liên kết khu vực và quá trình hình thành, phát triển của nó.
…………………………………………… hết ……………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG I
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ 9
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn;
* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX:
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Khởi đầu là nhân dân Đông Nam Á đã lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, trong đó tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào
- Phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ La-tinh. Nhiều nước giành được độc lập: Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), Cu Ba (1959), năm 1960 là “Năm châu Phi”
- Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
- Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao. Chính quyền ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho các nước đó.
* Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
- Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh của nhân các nước ở Nam Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pác-thai)
- Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, gian khổ cuối cùng chính quyền thực dân đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh bước sang chương mới: Củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ. Khởi đầu từ Đông Nam Á, Tây Á, châu Phi, tới Mĩ La-tinh.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chủ yếu và đi đầu là công nhân và nông dân.
- Giai cấp lãnh đạo: Phần lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc. Ở một số nước, phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Hình thức đấu tranh: Đa dạng, phong phú như biểu tình, bãi công, nổi dậy... Ở một số nước nhân dân đã tiến hành đấu tranh giành chính quyền như Việt Nam, Cu Ba, An-giê-ri...
5
(0,25)
(0,5)
(0,25)
(0
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG I
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5.0 điểm):
“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn”. (Bài 3 - SGK Lịch sử 9). Em hãy:
1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn;
2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.
Câu 2: (2.0 điểm):
Những khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn đó?
Câu 3 (3.0 điểm):
Các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
1. Chính sách đối nội, đối ngoại.
2. Nguyên nhân của sự liên kết khu vực và quá trình hình thành, phát triển của nó.
…………………………………………… hết ……………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG I
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ 9
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn;
* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX:
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Khởi đầu là nhân dân Đông Nam Á đã lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, trong đó tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào
- Phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ La-tinh. Nhiều nước giành được độc lập: Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), Cu Ba (1959), năm 1960 là “Năm châu Phi”
- Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
- Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao. Chính quyền ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho các nước đó.
* Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
- Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh của nhân các nước ở Nam Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pác-thai)
- Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, gian khổ cuối cùng chính quyền thực dân đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh bước sang chương mới: Củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ. Khởi đầu từ Đông Nam Á, Tây Á, châu Phi, tới Mĩ La-tinh.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chủ yếu và đi đầu là công nhân và nông dân.
- Giai cấp lãnh đạo: Phần lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc. Ở một số nước, phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Hình thức đấu tranh: Đa dạng, phong phú như biểu tình, bãi công, nổi dậy... Ở một số nước nhân dân đã tiến hành đấu tranh giành chính quyền như Việt Nam, Cu Ba, An-giê-ri...
5
(0,25)
(0,5)
(0,25)
(0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Như Huân
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)