Đề và đáp án Ngữ văn cấp huyện

Chia sẻ bởi Hồ Xuân Phương | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án Ngữ văn cấp huyện thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN ĐỊNH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20-02-2014
(Đề thi này gồm 04 câu trong 01 trang)


Câu 1 (3.0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (5.0 điểm)
“Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó...”
(Mẹ tôi, Ét- môn- đô- đơ A- mi- xi, Ngữ văn 7, tập 1)
Viết một bài nghị luận khoảng 02 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (2.0 điểm)
Khi chép lại mấy câu thơ đầu của bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, có bạn đã chép câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ” thành “Anh với tôi hai người xa lạ”. Việc chép sai từ như vậy có ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
Câu 4 ( 10.0 điểm)
Hình tượng người cha trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng).


Hết
Họ tên thí sinh:................................. Số báo danh:................. Giám thị không giải thích gì thêm












PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN ĐỊNH

 HƯỚNG DẪN CHẤM
THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ Văn


CÂU
 NỘI DUNG

 ĐIỂM

Câu 1
 Phân tích giá trị của biện pháp tu từ








3.0 điểm
 - Yêu cầu:  Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
           -   Điệp ngữ:  không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa.
            -  Tương phản:  Giữa không và có đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ.
            - Hoán dụ:    +  miền Nam ( chỉ nhân dân miền Nam)
                                    +  một trái tim:  chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.






điểm


điểm






1.0 điểm

Câu 2
 Nghị luận xã hội













5.0 điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí; hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu hình ảnh. Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí không mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần trình bày một số ý chính sau:
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận: câu nói khẳng định tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó.
b. Luận bàn về vấn đề nghị luận:
- Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng .
+ Cha mẹ là người sinh thành, chịu bao vất vả cực nhọc, khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. Cha mẹ là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tót đẹp nhất. chính vì vậy.đối với mỗi người, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm nhân bản. cội nguồn.
+ Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên án, khinh bỉ.
- Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Xuân Phương
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)