Đề và đáp án môn Ngữ văn Chuyên Hưng Yên năm 2013 - 2014
Chia sẻ bởi Lê Văn Bẩy |
Ngày 14/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án môn Ngữ văn Chuyên Hưng Yên năm 2013 - 2014 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
Câu 1: (2,0 điểm)
Có bạn học sinh chép hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như sau:
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh.”
Bạn ấy chép sai từ nào? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng đến ý nghĩa của lời thơ như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt.
Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 3: (5,0 điểm)
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ (SGK Ngữ văn 9 - tập hai), Nguyễn Đình Thi viết: “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người”.
Qua hai tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
----------HẾT---------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:……………………..................
Số báo danh: ....................Phòng thi số: ..........
Chữ kí của giám thị:
...................….................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (2,0 điểm)
Thí sinh cần trình bày được các ý sau:
- Bạn học sinh đã chép sai từ “buồn” (trong nguyên tác là từ “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).
- Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng đến ý nghĩa của lời thơ như sau:
+ “Buồn” là sự chấp nhận còn “hờn” thể hiện sự tức giận, tiềm tàng ý thức phản kháng, trả thù.
+ Dùng chữ “hờn” mới thể hiện được dụng ý của Nguyễn Du: không chỉ miêu tả vẻ đẹp mà còn gián tiếp dự báo số phận bất hạnh của Thúy Kiều. Kiều đẹp đến nỗi thiên nhiên đố kị, tạo hóa ghen hờn, điều đó báo trước cuộc sống nhiều sóng gió của nàng.
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 2: (3,0 điểm)
I. Yêu cầu:
1. Về kĩ năng:
- Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
Câu 1: (2,0 điểm)
Có bạn học sinh chép hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như sau:
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh.”
Bạn ấy chép sai từ nào? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng đến ý nghĩa của lời thơ như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt.
Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 3: (5,0 điểm)
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ (SGK Ngữ văn 9 - tập hai), Nguyễn Đình Thi viết: “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người”.
Qua hai tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
----------HẾT---------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:……………………..................
Số báo danh: ....................Phòng thi số: ..........
Chữ kí của giám thị:
...................….................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (2,0 điểm)
Thí sinh cần trình bày được các ý sau:
- Bạn học sinh đã chép sai từ “buồn” (trong nguyên tác là từ “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).
- Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng đến ý nghĩa của lời thơ như sau:
+ “Buồn” là sự chấp nhận còn “hờn” thể hiện sự tức giận, tiềm tàng ý thức phản kháng, trả thù.
+ Dùng chữ “hờn” mới thể hiện được dụng ý của Nguyễn Du: không chỉ miêu tả vẻ đẹp mà còn gián tiếp dự báo số phận bất hạnh của Thúy Kiều. Kiều đẹp đến nỗi thiên nhiên đố kị, tạo hóa ghen hờn, điều đó báo trước cuộc sống nhiều sóng gió của nàng.
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 2: (3,0 điểm)
I. Yêu cầu:
1. Về kĩ năng:
- Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Bẩy
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 27
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)