ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9 HUYỆN HẬU LỘC NĂM HỌC 2009-2010

Chia sẻ bởi Lê Văn Thuận | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9 HUYỆN HẬU LỘC NĂM HỌC 2009-2010 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN HẬU LỘC
ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
------------

ĐỀ BÀI:
Câu 1 (4 điểm):
Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều-Ngữ văn 9 tập 1), Nguyễn Du viết:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
1. Tìm những tính từ có trong câu thơ trên. Sức biểu cảm của tính từ đó trong việc gợi tả màu sắc và sức sống của mùa xuân?
2. Trong dòng đầu, có bản chép: “Cỏ non xanh rợn chân trời”, em thích bản nào hơn? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm):
Từ đoạn thơ:
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội,
Những phố dài xao xác hơi may.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại,
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
(“Đất nước” - 1948, Nguyễn Đình Thi)
Và:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
(“Đồng chí” - 1948, Chính Hữu)
Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ trên về tình cảm với quê hương và trách nhiệm với đất nước của những người lính ngay trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp?
Câu 3 (4 điểm):
Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng ½ trang giấy) giới thiệu cho mọi người biết về một trong các nội dung sau:
- Một tác phẩm văn học được học trong nhà trường hoặc em được biết.
- Một công trình mới được xây dựng ở quê em.
- Một cuốn sách viết về tác hại của sự biến đổi môi trường và khí hậu đầu thế kỷ XXI.
- Một chương trình tivi hay đối với lứa tuổi học sinh.
- Một người mà em ngưỡng mộ…
(Yêu cầu đặt tiêu đề cho văn bản)
Câu 4 (10 điểm):
Về “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:
“Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì. Phần truyền kì vừa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vừa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm.”
Từ hiểu biết của em về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
-------------------------------------------------

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN HẬU LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN
------------

Câu 1 (4 điểm):
1. HS chỉ ra các tính từ: xanh, trắng: (2 điểm)
HS chỉ ra sức biểu cảm của tính từ: “Xanh” gợi sắc màu dịu mát, tràn đầy sức sống, làm gam màu nền, chủ đạo cho bức tranh xuân; Trên nền xanh ấy, điểm xuyết một vài bông lê trắng, màu trắng trở nên nổi bật, làm điểm nhấn cho bức tranh. Do vậy, thảm cỏ xanh trải rộng tới chân trời song vẫn không buồn tẻ, đơn điệu mà ngược lại, gieo vào lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc sự khoáng đạt, tươi mới, trong trẻo, tinh khiết và sức sống mạnh mẽ của mùa xuân (2 điểm)
2. HS nên lí giải bản dùng trong SGK lớp 9 hợp lí hơn. Cần chỉ ra được sự khác nhau trong sắc thái ý nghĩa của “xanh tận” và “xanh rợn”. Cùng là từ bổ nghĩa cho “xanh”, nhưng chữ “rợn” thiên về màu sắc cụ thể (xanh ra sao, như thế nào), nên dễ gợi cảm giác màu xanh thiếu sức sống, không hợp với bức tranh xuân. Chữ “tận” thiên về địa điểm (xanh tới đâu, đến đâu), gợi cảm giác màu xanh tràn khắp không gian, hợp hơn với nội dung 4 câu đầu. (2 điểm)
(HS có thể lí giải khác hơn nhưng lập luận chắc chắn và thuyết phục vẫn cho điểm tối đa)
Câu 2 (2 điểm):
HS trình bầy ngắn gọn điểm giống nhau trong cảm xúc của các tác giả về tình cảm người lính trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Cả hai đoạn thơ đều nói lên sự chia tay đầy quyến luyến, bịn rịn, tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình và sự quyết chí ra đi vì lí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thuận
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)