ĐỀ VÀ ĐÁN ÁN CHUYÊN LÂM ĐỒNG 2012

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Dung | Ngày 14/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ VÀ ĐÁN ÁN CHUYÊN LÂM ĐỒNG 2012 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:








Bài 1: (4,0 điểm)
Hai quả cầu A và B có cùng kích thước. A bằng sắt, B bằng nhôm,
được treo vào hai đầu của một thanh thẳng, cứng có chiều dài
MN = 42cm (hình 1).
1/ Tìm vị trí điểm treo O (khoảng cách OM) trên thanh thẳng
sao cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang.
2/ Nhúng chìm hoàn toàn cả hai quả cầu vào nước. Phải xê dịch
điểm treo O đến vị trí O1 để thanh trở lại cân bằng ở vị trí nằm ngang.
Tính khoảng cách O1M.
Biết trọng lượng riêng của sắt, nhôm và nước lần lượt là 78000N/m3,
27000N/m3 và 10000N/m3. Trọng lượng, kích thước của thanh MN và
dây treo không đáng kể.


Bài 2: (4,0 điểm)
Cho một chậu nhỏ bằng thuỷ tinh khối lượng m = 100g có chứa m1 = 500g nước ở nhiệt độ
t1 = 200C và một cốc dùng để chứa những viên nước đá có cùng khối lượng m2 = 20g ở nhiệt
độ t2 = - 50C.
1/ Thả hai viên nước đá vào chậu. Tính nhiệt độ cuối cùng của nước trong chậu.
2/ Phải thả tiếp vào chậu ít nhất bao nhiêu viên nước đá nữa để nhiệt độ cuối cùng trong chậu là 00C?
Cho nhiệt dung riêng của thủy tinh, nước và nước đá lần lượt là c = 2500 J/kg.K,
c1 = 4200J/kg.K và c2 = 1800J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc và môi trường bên ngoài).


Bài 3: (3,0 điểm)
Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế luôn luôn không đổi U = 12V, người ta mắc hai điện trở R1 và R2. Nếu R1 mắc nối tiếp với R2 thì công suất điện toàn mạch là 1,44W. Nếu R1 mắc song song với R2 thì công suất điện toàn mạch là 6W.
1/ Tính R1 và R2. Biết rằng R1> R2.
2/ Trong trường hợp hai điện trở được mắc song song với nhau, người ta mắc thêm điện trở R3 nối tiếp với hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế ban đầu, thì thấy rằng công suất điện của điện trở R3 bằng  công suất điện của điện trở R1. Tính điện trở R3.




Bài 4: (5,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ (hình 2). Biết R1 = 8,
R2 = R3 = 4, R4 = 6, UAB = 6V không đổi. Điện trở của
ampe kế, khoá K và các dây nối không đáng kể.
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số
chỉ của ampe kế trong các trường hợp sau:
a/ Khoá K ngắt.
b/ Khoá K đóng.
2/ Thay khoá K bằng điện trở R5. Tính R5 để cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 bằng không.


Bài 5: (4,0 điểm)
Một vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm (điểm A nằm trên trục chính) cho ảnh thật A1B1 lớn hơn vật. Giữ nguyên thấu kính, dịch chuyển vật đó đi một đoạn 6cm dọc theo trục chính thì thấu kính cho ảnh ảo A2B2.
Biết .
1/ Vẽ ảnh trong 2 trường hợp trên (không nêu cách vẽ).
2/ Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính trước khi dịch chuyển (chỉ được vận dụng kiến thức hình học, không được dùng công thức thấu kính).






Họ và tên thí sinh:………………………………......Số báo danh……………......................................

Chữ ký giám thị 1:………………………….............Chữ ký giám thị 2.................................................














BÀI
ĐÁP ÁN
ĐIỂM


1 ( 4đ)
1.1
( 2đ)










1.2
( 2đ)


1/ Áp dụng điều kiện cân bằng:
PA.OM = PB.ON
V.dA.OM = V.dB.ON
78000.OM = 27000.ON
78.OM = 27.ON

OM =  = 10,8cm
2/ Áp dụng điều kiện cân bằng:
(PA – FA).O1M = (PB – FA).O1N
V(dA – dn).O1M = V(dB – dn).O1N
(78000 – 10000).O1M = (27000 – 10000).O1N
68000.O1M = 17000.O1N
68.O1M = 17.O1N

O1M =  = 8,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Dung
Dung lượng: 265,50KB| Lượt tài: 27
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)