Đề và đáp án_HSG Văn 9 (2013_2014)

Chia sẻ bởi Lưu Tấn Minh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án_HSG Văn 9 (2013_2014) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang


Câu 1( 3 điểm):
Kết thúc bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng rất hiệu quả các từ láy. Em hãy phân tích cái hay của các từ láy ấy trong việc diễn tả ý nghĩa sâu sắc của đoạn thơ.
Câu 2 (5 điểm):
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Chi tiết "Chiếc bóng" trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã thể hiện điều đó.
Em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên.
Câu 3 (12 điểm):
Về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời"
Bằng hiểu biết về bài thơ Bếp lửa, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


---- Hết ----



Họ tên thí sinh: -------------------------------------- SBD: ------
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)





PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI LƠP 9 THCS
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn Ngữ văn

1- Câu 1( 3 điểm):
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết trình bày thành đoạn văn, hoặc bài văn ngắn có kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- Diễn đạt phải liền mạch, rõ ràng, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chuẩn xác.
- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và biểu cảm của từ ngữ: phải hiểu nghĩa của từ, từ đó đặt vào đoạn thơ cụ thể của Nguyễn Duy để hiểu từ ngữ ấy biểu đạt ý nghĩa gì và có sắc thái biểu cảm như thế nào.
B- Yêu cầu về nội dung kiến thức:
* HS giới thiệu ngắn gọn và khái quát được chủ đề bài thơ, dẫn dắt đến khổ thơ cuối và nêu vấn đề mà đề bài yêu cầu: cái hay, giá trị biểu cảm của hai từ láy: Vành vạnh, phăng phắc
( ý này cho 0,5 điểm)
* HS cảm thụ, phân tích, bình được cái hay và hiệu quả nghệ thuật của những từ láy trong đoạn thơ:
- Từ láy “vành vạnh” là từ láy tượng hình, bổ sung ý nghĩa cho từ “tròn”. Từ này gợi tả hình ảnh vầng trăng tròn trịa, đầy đặn, không một chút hao khuyết; một vầng trăng trong sáng, ngời ngời. Từ đó giúp người đọc liên tưởng: vầng trăng như vậy là biểu tượng cho tình nghĩa tròn đầy thủy chung, trước sau như một, không hề thay đổi.
( ý này cho 1,0 điểm)
- Từ láy “phăng phắc” vừa gợi tả hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im”. Từ láy này gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau vẫn như một, không thay đổi. Như vậy từ láy này góp phần diễn tả được thái độ bao dung độ lượng của trăng, tượng trưng cho lòng bao dung độ lượng của nhân dân, tượng trưng cho quá khứ ân nghĩa, ân tình. Sự bao dung độ lượng ấy âm thầm, lặng lẽ mà vô cùng cao thượng… Sự bao dung, vị tha ấy đã giúp những con người đã trót vô tình với quá khứ thức tỉnh.
( ý này cho 1,0 điểm)
- Khái quát: Như vậy hai từ láy này tạo nên sức gợi, tính biểu cảm, làm cho hình ảnh vầng trăng, hình tượng ánh trăng thêm nổi bật, ấn tượng; và góp phần biểu đạt một cách sâu sắc, trọn vẹn ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm…
( ý này cho: 0,5 điểm)
2- Câu 2 (5 điểm):
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- Với nội dung vấn đề mà câu hỏi nêu ra, HS biết trình bày vấn đề thành một bài văn ngắn hoàn chỉnh.
- Tuy phạm vi kiến thức chỉ hỏi về một chi tiết trong một tác phẩm, bài viết có thể ngắn gọn, nhưng đây vẫn là dạng bài nghị luận văn học tổng hợp, vì vậy HS không những hiểu về chi tiết trong tác phẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Tấn Minh
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)