DE VA DA NGU VAN 9 THANH CHUONG
Chia sẻ bởi Nguyễn Kiên Quyết |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: DE VA DA NGU VAN 9 THANH CHUONG thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 ( 6.0 điểm):
Với “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã xây dựng được hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa.
Câu 2 (4.0 điểm):
Đọc kỹ câu chuyện sau:
Đen và trắng
Hồi còn học cấp I, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Thực tế, tôi không nhớ chúng tôi đã cãi nhau vì cái gì, nhưng bài học ngày hôm ấy thì tôi vẫn nhớ mãi. Khi cãi nhau, tôi khăng khăng cho rằng tôi đúng, bạn tôi sai và bạn tôi cũng nhất quyết tôi sai nó đúng! Cô giáo tôi bắt gặp, bảo cả hai chúng tôi lên phòng giáo viên. Cô yêu cầu mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, ở giữa là một quả bóng nhựa khá lớn. Tôi nhìn vào quả bóng, màu nó đen sì. Thế mà khi cô giáo hỏi: " Các em thấy quả bóng màu gì ?" thì cậu bạn tôi đáp: " Thưa cô, màu trắng". Tôi không thể hiểu nổi nó đang nói gì. Mắt nó mờ hay đầu óc nó bị điên? Hay nó muốn trêu tức tôi? Thế là tôi bật lên cãi "Màu đen chứ, đồ ngốc! ". Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng. Đến lúc này thì cô giáo bảo chúng tôi đổi chỗ cho nhau. Lần này thì cô hỏi tôi: " Quả bóng màu gì?", tôi đành trả lời là màu trắng. Bởi quả bóng được sơn hai màu khác nhau ở hai phía. Từ chỗ tôi ngồi ban đầu thì thấy nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng. Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì hai điều mà cả hai chắc chắn cho là mình đúng mà không hiểu sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình.
Vì vậy, đừng bao giờ tự cho là mình hoàn toàn đúng. Bạn phải đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của người khác để đánh giá sự việc, tình huống trong cuộc sống theo quan điểm của chính họ thì mới có thể thực sự hiểu họ được. Suy ngẫm của em về câu chuyện trên.
………………………………. hết …………………………………………..
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 ( 6.0 điểm):
Với “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã xây dựng được hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa.
Câu 2 (4.0 điểm):
Đọc kỹ câu chuyện sau:
Đen và trắng
Hồi còn học cấp I, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Thực tế, tôi không nhớ chúng tôi đã cãi nhau vì cái gì, nhưng bài học ngày hôm ấy thì tôi vẫn nhớ mãi. Khi cãi nhau, tôi khăng khăng cho rằng tôi đúng, bạn tôi sai và bạn tôi cũng nhất quyết tôi sai nó đúng! Cô giáo tôi bắt gặp, bảo cả hai chúng tôi lên phòng giáo viên. Cô yêu cầu mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, ở giữa là một quả bóng nhựa khá lớn. Tôi nhìn vào quả bóng, màu nó đen sì. Thế mà khi cô giáo hỏi: " Các em thấy quả bóng màu gì ?" thì cậu bạn tôi đáp: " Thưa cô, màu trắng". Tôi không thể hiểu nổi nó đang nói gì. Mắt nó mờ hay đầu óc nó bị điên? Hay nó muốn trêu tức tôi? Thế là tôi bật lên cãi "Màu đen chứ, đồ ngốc! ". Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng. Đến lúc này thì cô giáo bảo chúng tôi đổi chỗ cho nhau. Lần này thì cô hỏi tôi: " Quả bóng màu gì?", tôi đành trả lời là màu trắng. Bởi quả bóng được sơn hai màu khác nhau ở hai phía. Từ chỗ tôi ngồi ban đầu thì thấy nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng. Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì hai điều mà cả hai chắc chắn cho là mình đúng mà không hiểu sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình.
Vì vậy, đừng bao giờ tự cho là mình hoàn toàn đúng. Bạn phải đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của người khác để đánh giá sự việc, tình huống trong cuộc sống theo quan điểm của chính họ thì mới có thể thực sự hiểu họ được. Suy ngẫm của em về câu chuyện trên.
………………………………. hết …………………………………………..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kiên Quyết
Dung lượng: 31,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)