Đề tuyển sinh chuyên lý LQĐ Đà Nẵng 2011
Chia sẻ bởi Đào Văn Chương |
Ngày 14/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Đề tuyển sinh chuyên lý LQĐ Đà Nẵng 2011 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TP. ĐÀ NẴNG
MÔN VẬT LÍ
KHÓA NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2011
Bài 1 (2đ)
a. Cho thấu kính phân kì (L) và hai điểm A1, A2 nằm trên trục chính của thấu kính. Một vật sáng phẳng nhỏ AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính. Nếu đặt vật tại A1 thì cho ảnh qua thấu kính cao 3cm, nếu đặt vật tại A2 thì cho ảnh qua thấu kính cao 1,5cm. Hỏi khi đặt vật tại trung điểm I của A1A2 thì cho ảnh cao bao nhiêu?
b. Ghép sau thấu kính phân kì (L) ở câu a một thấu kính hội tụ (L’) sao cho trục chính của hai thấu kính trùng nhau, hai thấu kính cách nhau 30cm. Khi vật AB dịch chuyển dọc theo trục chính của thấu kính thì ảnh A’B’ của nó tạo bởi hệ (L, L’) không thay đổi độ lớn và luôn cao gấp 4 lần vật AB. Tính tiêu cự của hai thấu kính.
Bài (2đ)
Một lượng nước có thể tích 4 lít chứa trong một cái ấm. Ấm được đun nóng bởi một nguồn nhiệt có công suất 1000W. Trong quá trình đun có một phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh. Biết đường biểu diễn công suất tỏa nhiệt ra môi trường theo thời gian được mô tả như hình vẽ 1. Ban đầu nhiệt độ của nước là 20oC, sau thời gian bao lâu kể từ thời điểm ban đầu thì lượng nước được đun nóng tới 50o? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
Bài 3 (2đ)
Một thanh AB đồng chất, tiết điện đều, có chiều dài l = 40cm, có thể quay quanh một trục cố định trong mặt phẳng thẳng đứng xung quanh một trục cố định nằm ngang đi qua điểm O trên thanh, với OB = 3OA. Đầu B của thanh chạm vào đáy của một cái chậu nằm ngang không có nước. Khi thanh cân bằng thì góc hợp bởi giữa thanh và phương ngang là α = 30o như hình vẽ 2. Người ta đổ nước vào chậu cho đến khi thanh bắt đầu nổi. (Đầu B không còn tựa trên đáy chậu).
a. Tìm độ cao nước cần đổ vào chậu (tính từ đáy đến mặt thoáng) biết khối lượng riêng của thanh AB và của nước lần lượt là 1120kg/m3 và 1000kg/m3.
b. Thay nước bằng một chất lỏng khác. Tìm khối lượng riêng nhỏ nhất của chất lỏng để thỏa mãn bài toán.
Bài 4 (2đ)
Cho mạch điện như hình vẽ 3. Nguồn điện có hiệu điện thế giữa hai cực không đổi là U, điện trở r, đèn Đ1 và đèn Đ2 có cùng hiệu điện thế định mức. Công suất định mức của đèn Đ1 là 30W. Xem điện trở của đèn không đổi.
a. Khi công tắc K1 và K2 cùng mở thì hiệu điện thế giữa hai điểm A và B bằng 60V. Tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
b. Khi công tắc K1 đóng, công tắc K2 mở thì hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 55V. Còn khi các công tắc K1 và K2 đều đóng thì hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 45V. Tính công suất định mức của đèn Đ2.
Bài 5 (2đ)
Một hộp kín có chứa nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U và một điện trở r mắc nối tiếp như hình vẽ 4. Người ta mắc ba điện trở R1 = R2 = R3 = Ro theo các cách khác nhau vào hai chốt lấy điện A, B của hộp kín. Khi ba điện trở trên mắc nối tiếp hoặc cả ba mắc song song thì cường độ dòng điện qua các điện trở đều bằng 0,2A.
a. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở trong các cách mắc còn lại.
b. Cần ít nhất bao nhiêu điện trở Ro và mắc chúng như thế nào và hai chốt A, B của hộp kín nói trên để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở đều bằng 0,1A.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Văn Chương
Dung lượng: 45,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)