đê tư luân vao 10

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thành | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: đê tư luân vao 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TỰ LUẬN LUYỆN THI VÀO LỚP 10
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (5đ)
Câu 1 : (2đ) Đọc giai thoại sau và dựa vào đó trả lời từng câu hỏi dưới :
"Có một người tên A thường hay lấy những tác phẩm văn học có giá trị của người khác về sửa lại thêm thắt chút ít vào rồi mang đi xuất bản. Các nhà văn có tiếng tăm rất tức giận trước hành động xấu xa này của ông A. Một hôm ông A gặp ông B là một nhà văn chân chính, ông A liền hỏi :
-Thưa ngài ! ngài thấy những tác phẩm của tôi thế nào ?
-Khi thấy chúng, tôi liền ngả nón cúi chào.
-Những tác phẩm của tôi xuất sắc đến độ một người đã viết nhiều tác phẩm hay như ngài mà cũng bái phục chúng à ?
-Không ông ạ, tôi ngả nón chào vì tôi có cảm giác mình đã gặp những người quen lắm.
Ông A đỏ mặt bỏ đi."
a/ Giai thoại trên có mấy lượt lời ?
b/ Có mấy hàm ý trong giai thoại trên ? Nội dung của từng hàm ý đó là gì ?
c/ Các hàm ý đó có thành công không ? Dấu hiệu nhận ra ?
Câu 2 : (1đ5) Cho các văn bản đã học sau, dựa vào thời điểm sáng tác, hãy xếp chúng vào từng hàng : từ 1954 trở về trước ; từ 1954 đến 1975 ; sau 1975.
Đoàn thuyền đánh cá, Bến quê, Mùa xuân nho nhỏ, Đồng chí, Sang thu, Làng, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 3 : (0đ5) Trong các từ in đậm sau, những dòng nào có chứa thuật ngữ. Hãy ghi ra.
a/ Đòn bẩy là một trong 6 loại máy đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác. (Wikipedia)
b/ Sự động viên khuyến khích của nhà trường là đòn bẩy có tác dụng kích thích học sinh hứng thú học tập.
c/ Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non.
(Tản Đà)
d/ Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O.
(Wikipedia)
Câu 4 : (1đ) Trong phần trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du viết :
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Trình bày hiểu biết của em về chi tiết "Sân Lai."
PHẦN II TẬP LÀM VĂN (5đ)
Câu 5 : Hãy chỉ ra vai trò những nhân vật như ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ, anh cán bộ theo dõi sét, những người bộ đội... xuất hiện trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.







GV LÊ NGỌC THÀNH - tháng V/2009
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10

PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (5đ)
Câu 1 : (2đ)
a/ Giai thoại trên có 4 lượt lời. (0đ5)
b/ Có 2 hàm ý trong giai thoại trên:
-"-Khi thấy chúng, tôi liền ngả nón cúi chào."
-"-Không ông ạ, tôi ngả nón chào vì tôi có cảm giác mình đã gặp những người quen lắm" (0đ5)
Cả 2 hàm ý đều có nghĩa là : Ông đã lấy tác phẩm của người khác sửa qua loa và in lại (Ông là người ăn cắp trí tuệ)
c/ Hàm ý thứ nhất không thành công ; dấu hiệu nhận ra là ông A do không hiểu đúng ý nên hỏi lại ông B.
Hàm ý thứ hai rõ hơn nên đã thành công ; dấu hiệu nhận ra là ông A "đỏ mặt bỏ đi" vì xấu hổ. (1đ)
Câu 2 : (1đ5)
Từ năm 1954 trở về trước : Làng, Đồng chí
Từ 1954 đến 1975 : Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Lặng lẽ Sa Pa.
Sau 1975 : Bến quê, Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu.
*Sai mỗi tác phẩm trừ 0đ5. Sai 3 tác phẩmtrở lên thì cho 0đ.
Câu 3 : (0đ5)
"Đòn bẩy" ở a/ và "Nước" ở d/ là thuật ngữ.
*Đúng mỗi thuật ngữ ghi 0đ25
Câu 4 : (1đ) "Sân Lai" là một điển tích (điển cố - HS có thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Thành
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)