De ti ki lop 9 ngu van
Chia sẻ bởi Bạch Tuyết |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: de ti ki lop 9 ngu van thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND TX BUÔN HÔ
PHÒNG GD&ĐT - TX BUÔN HÔ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN)
( Thời gian: 90 phút , không kể thời gian giao đề)
Đề bài
I/ Phần trắc nghiệm:(3điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu 1: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo
C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 2:Thành ngữ “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”muốn nói đến sự vi phạm phương châm hội thoại nào?
A-Phương châm về lượng. B-Phương châm về chất.
C-Phương châm quan hệ. D-Phương châm cách thức
Câu 3:Trong các nghĩa của từ “Cháy” nghĩa nào là thuật ngữ hóa học?
A.Bén, bốc thành ngọn lửa. B. Phản ứng tỏa nhiệt, có ánh sáng.
C.Bị thiêu hủy bằng nhiệt. D. Bị pha hủy, trở nên đen sạm do thời tiết.
Câu 4: Cụm từ “Tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
sử dụng cách nói nào?
A. Hoán dụ. B, Nhân hóa. C. So sánh. D.Ẩn dụ.
Câu 5:Theo em thử thách lớn nhất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”là gì?
A-Sự cô đơn vắng vẻ. B-Cuộc sống thiếu thốn.
C-Công việc vất vả. D-Thời tiết khắc nghiệt.
Câu 6: Phẩm chất, tính cách nào không phù hợp với những người lính trong: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
A.Sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch. B.Dũng cảm,hiên ngang
C.Lạc quan. D. Thâm trầm, sâu lắng
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu1: (2.0 đ) Xác định biện pháp tu từ của đoạn thơ sau và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 2:(5.0 đ) Sắm vai nhân vật trữ tình trong “Ánh trăng ”của Nguyễn Duy kể lại dòng cảm xúc trong bài thơ.
----------------------------------------------H ết---------------------------------------------------
ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN)
I-Phần trắc nghiệm(3đ)
1. A ; 2. C ; 3. B ; 4. D ; 5. A ; 6. D
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu1(2.0điểm) + Phân tích giá trị biểu đạt:
- Phép nhân hóa độc đáo: “ mặt trời xuống biển”. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp “như hòn lửa”. Về hướng tây, mặt trời chìm xuống mặt biển như một khối lửa đỏ rực. Ánh sáng tắt đến đâu, hoàng hôn ngập tràn đến đó.( 0,5đ)
- Rồi màn đêm sụp xuống. Phép nhân hóa tiếp tục được sử dụng với các động từ dứt khoát: “cài”; “sập”.(0,5đ)
- Hình ảnh hai câu thơ sau như đối lập với hai câu thơ đầu. Vũ trụ nghỉ ngơi, con người hoạt động. Thiên nhiên tĩnh lặng, con người lao động khẩn trương, náo nhiệt.( 1đ)
Câu 2: (5.0 đ)
1-Yêu cầu về kĩ năng :
-Biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm,nghị luận,ngôi kể trong văn bản tự sự.
-Kết cấu chặt chẽ,bố cục rõ ràng.Diễn đạt tốt.
2-Yêu cầu về kiến thức:
a) Học sinh phải nắm vững nội dung bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy,chú ý tính chất tự sự trong bài thơ.
b) Đan xen với lời kể + những yếu tố miêu tả nội tâm + Nghị luận
c) kể một cách linh hoạt ngôi thứ nhất nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
+ Ý 1: Cuộc sống ở thành phố, cuộc sống phồn hoa đô thị, sung túc quên quá khứ, thời thơ ấu, thời chiến tranh, tình cảm
PHÒNG GD&ĐT - TX BUÔN HÔ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN)
( Thời gian: 90 phút , không kể thời gian giao đề)
Đề bài
I/ Phần trắc nghiệm:(3điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu 1: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo
C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 2:Thành ngữ “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”muốn nói đến sự vi phạm phương châm hội thoại nào?
A-Phương châm về lượng. B-Phương châm về chất.
C-Phương châm quan hệ. D-Phương châm cách thức
Câu 3:Trong các nghĩa của từ “Cháy” nghĩa nào là thuật ngữ hóa học?
A.Bén, bốc thành ngọn lửa. B. Phản ứng tỏa nhiệt, có ánh sáng.
C.Bị thiêu hủy bằng nhiệt. D. Bị pha hủy, trở nên đen sạm do thời tiết.
Câu 4: Cụm từ “Tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
sử dụng cách nói nào?
A. Hoán dụ. B, Nhân hóa. C. So sánh. D.Ẩn dụ.
Câu 5:Theo em thử thách lớn nhất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”là gì?
A-Sự cô đơn vắng vẻ. B-Cuộc sống thiếu thốn.
C-Công việc vất vả. D-Thời tiết khắc nghiệt.
Câu 6: Phẩm chất, tính cách nào không phù hợp với những người lính trong: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
A.Sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch. B.Dũng cảm,hiên ngang
C.Lạc quan. D. Thâm trầm, sâu lắng
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu1: (2.0 đ) Xác định biện pháp tu từ của đoạn thơ sau và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 2:(5.0 đ) Sắm vai nhân vật trữ tình trong “Ánh trăng ”của Nguyễn Duy kể lại dòng cảm xúc trong bài thơ.
----------------------------------------------H ết---------------------------------------------------
ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN)
I-Phần trắc nghiệm(3đ)
1. A ; 2. C ; 3. B ; 4. D ; 5. A ; 6. D
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu1(2.0điểm) + Phân tích giá trị biểu đạt:
- Phép nhân hóa độc đáo: “ mặt trời xuống biển”. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp “như hòn lửa”. Về hướng tây, mặt trời chìm xuống mặt biển như một khối lửa đỏ rực. Ánh sáng tắt đến đâu, hoàng hôn ngập tràn đến đó.( 0,5đ)
- Rồi màn đêm sụp xuống. Phép nhân hóa tiếp tục được sử dụng với các động từ dứt khoát: “cài”; “sập”.(0,5đ)
- Hình ảnh hai câu thơ sau như đối lập với hai câu thơ đầu. Vũ trụ nghỉ ngơi, con người hoạt động. Thiên nhiên tĩnh lặng, con người lao động khẩn trương, náo nhiệt.( 1đ)
Câu 2: (5.0 đ)
1-Yêu cầu về kĩ năng :
-Biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm,nghị luận,ngôi kể trong văn bản tự sự.
-Kết cấu chặt chẽ,bố cục rõ ràng.Diễn đạt tốt.
2-Yêu cầu về kiến thức:
a) Học sinh phải nắm vững nội dung bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy,chú ý tính chất tự sự trong bài thơ.
b) Đan xen với lời kể + những yếu tố miêu tả nội tâm + Nghị luận
c) kể một cách linh hoạt ngôi thứ nhất nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
+ Ý 1: Cuộc sống ở thành phố, cuộc sống phồn hoa đô thị, sung túc quên quá khứ, thời thơ ấu, thời chiến tranh, tình cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bạch Tuyết
Dung lượng: 47,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)