DE THKI LY9 0809

Chia sẻ bởi Trần Thanh Thủy | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: DE THKI LY9 0809 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục và đào tạo Quận Ba Đình
Trường THCS Thống Nhất
Đề thi học kì I năm học 2008 - 2009
Môn: Vật lý (thời gian 45’)
Phần trắc nghiệm (3điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Điện trở của dây dẫn
A.
Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

B.
Giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.

C.
Giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.

D.
Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.

Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi:
A.
Biến trở dùng để làm thay đổi chiều dòng điện.

B.
Biến trở dùng để làm thay đổi cường độ dòng điện.

C.
Biến trở được mắc song song với mạch điện.

D.
Biến trở dùng để làm thay đổi hiệu điện thế.

Điện trở suất của vật liệu.
A.
Càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

B.
Phụ thuộc vào điện trở của vật liệu

C.
Không phụ thuộc vào nhiệt độ

D.
Phụ thuộc vào cường độ chạy qua vật liệu.

Có ba bóng đèn giống nhau, chúng được mắc vào giữa hai điểm A và B. Ta có bao nhiêu cách mắc?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5

Để phát hiện tác dụng từ của dòng điện, người ta đặt dây dẫn có dòng điện.
A.
Song song với kim nam châm.

B.
Vuông góc với kim nam châm.

C.
Tạo với nam châm một góc bất kỳ.

D.
Tạo với nam châm một góc nhọn.

Hãy chỉ ra phương án nào dễ nhận biết hơn cả.
Quy tắc nắm bàn tay phải dùng để xác định:
A.
Chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.

B.
Chiều đường sức từ bên trong ống dây

C.
Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong lòng ống dây

D.
Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm.

Phần tự luận (7điểm)
Bài 1(2điểm)): Trong thí nghiệm vẽ ở bên N S
có hiện tượng gì xảy ra với nam châm thẳng
khi đóng mạch điện chạy qua ống dây.
Bài 2(5 điểm)
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là u1 = u2 = 6V, khi sáng bình thường điện trở của chúng lần lượt là R1 = 6 ôm, R2 = 12 ôm, cần mắc hai bóng đèn này với một biến trở vào hiệu điện thế 9V để hai đèn sáng bình thường.
Vẽ sơ đồ mạch điện trên và tính điện trở của biến trở khi đó.
Biến trở được quấn bằng hợp kim nikelin có điện trở suất là 0.4.10-6 ômmet, hình trụ có chiều dài 2m. Tính đường kính d của tiết diện dây hợp kim này, biết rằng hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu của biến trở là 20V khi đó cường độ dòng điện chạy qua biến trở có cường độ là 2A.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận Ba Đình
Trường THCS Thống Nhất

Đáp án
Môn: Vật lý (thời gian 45’)

Phần trắc nghiệm (3điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
C
B
A
C
A
B


Phần trắc nghiệm (3điểm)

Bài 1:

Dùng quy tắc nắm tay phải xác định được N S N S
Cực từ ống day (hình vẽ).(1điểm)
Ống dây và nam châm cùng cực đặt gần nhau
Nên đẩy nhau. (1điểm)
(đúng hình vẽ 1 điểm)

Bài 2:

(Đ1 // Đ2) nt Rbt
(vẽ đúng hình 1điểm)
Tính đúng độ lớn của biến trở Rbt = 2 ôm (2điểm)

d = 0,319.10-3 (m) (2điểm).


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Thủy
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)