Dè thi7 dap an
Chia sẻ bởi Lê Huy |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Dè thi7 dap an thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT LÂM THAO
TRƯỜNG THCS LÂM THAO
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2013 - 2014
Môn : Ngữ Văn 9
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề
( Đề thi có: 01 trang)
Câu 1( 1 điểm):
Phân tích ngữ pháp từ đó xác định kiểu câu xét về cấu tạo trong những câu dưới đây:
a, Tiếng suối chảy róc rách.
b, Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại inh ỏi thổi lên.
Câu 2( 3 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp phân tích hiệu quả sử dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”
( Quê hương - Tế Hanh, SGK Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, trang 16, 17 )
Câu 3( 6 điểm):
Bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp qua đoạn trích: “ Thuế máu” ( Bán án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc, SGK Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, trang 86,87, 88, 89, 90)
....................................Hết.........................................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:...........................................................SBD.................................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2013 - 2014
Môn: Ngữ Văn 9
Câu 1( 1 điểm):
- Phân tích đúng ngữ pháp: 0,5 điểm ( mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
a, Tiếng suối chảy /róc rách.
CN VN
b, Mõ /lại thúc, trống /lại giục (và) tù và /lại inh ỏi thổi lên.
CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
- Xác định đúng kiểu câu: 0,5 điểm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
a, Câu đơn b, Câu ghép
Câu 2( 3 điểm):
*Nội dung: 2,5 điểm
- Xác định đúng biện pháp tu từ: (0,5 điểm)
+ So sánh: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
+ Nhân hóa:( Cánh buồm) rướn thân, thâu góp gió
- Phân tích được tích hiệu quả sử dụng của phép tu từ: (2 điểm)
+ So sánh: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng-> So sánh bất ngờ, độc đáo, mới lạ lấy sự vật cụ thể hữu hình (cánh buồm) so sánh với cái trừu tượng vô hình ( mảnh hồn làng)-> Vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi vừa thiêng liêng cao cả của cánh buồm. Cánh buồm như mang hơi thở, hồn vía của quê hương-> Cánh buồm-> biểu tượng cho quê hương làng chài.
+ Nhân hóa:( Cánh buồm) rướn thân, thâu góp gió-> Tạo ấn tượng về hình ảnh cánh buồm no gió đang căng mình băng về phía trước-> vẻ đẹp vừa thơ mộng, lãng mạn vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ của cánh buồm.
-> Các phép tu từ tái hiện vẻ đẹp của cánh buồm, con thuyền trong chuyến ra khơi-> Vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài; tình yêu, sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ với quê hương; khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về con người, cảnh vật quê hương
*Hình thức: Đoạn văn đúng cấu trúc Tổng-phân- hợp : 0,5 điểm
Câu 3( 6 điểm):
I. Yêu cầu chung
1. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh, bình luận…đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện.
- Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm.
- Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng
2. Về kiến thức:
- Làm rõ được bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp qua đoạn trích: “ Thuế máu”
II. Yêu cầu cụ thể
A. Mở bài ( 0,5 điểm)
- Khái quát về tác phẩm Bán án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc
- Dẫn luận điểm và giới hạn phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích Thuế máu
B. Thân bài ( 5 điểm)
I. Khái quát chung (0,5 điểm)
- Xuất xứ: Đoạn trích Thuế máu thuộc chương I của tác phẩm Bán án chế độ thực dân Pháp, được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên năm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Huy
Dung lượng: 52,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)