De thi Vong II Cap tinh

Chia sẻ bởi Vũ Tiến Duẩn | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: De thi Vong II Cap tinh thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT YÊN ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN VÀO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
CÁC MÔN VĂN HOÁ CẤP TỈNH LỚP 9 VÒNG II
Năm học: 2013 - 2014
Môn thi: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 05/01/2014
(Đề thi này gồm 02 trang)

Bài 1. (4 điểm)
Từ điểm A trên một đường thẳng, động tử I bắt đầu xuất phát và chuyển động về B với vận tốc ban đầu vo = 1m/s. Biết rằng cứ sau 2s chuyển động thì I lại ngừng chuyển động trong 3s và sau đó nó chuyển động tiếp với vận tốc tăng gấp 3 lần so với trước khi nghỉ, trong khi chuyển động thì động tử I chỉ chuyển động thẳng đều.
1. Sau bao lâu động tử I chuyển động đến B? Biết AB = 728m.
2. Cùng thời điểm I xuất phát, có một động tử thứ hai (II) cũng bắt đầu chuyển động với vận tốc không đổi vII từ B đi về phía A. Để các động tử gặp nhau ở thời điểm động tử I kết thúc lần nghỉ thứ 5 thì vận tốc vII bằng bao nhiêu?
Bài 2. (4 điểm)
1. Người ta đưa một khối kim loại M hình lăng trụ đứng có nhiệt độ 220C vào trong một bếp lò nhỏ trong thời gian 5 phút. Nhiệt độ của M khi vừa lấy ra khỏi lò là 85oC và ngay sau đó thả M vào một bình cách nhiệt hình lăng trụ đứng chứa nước thì thấy nước vừa ngập hết chiều cao của M (đáy của M nằm ngang và tiếp xúc đáy của bình). Nhiệt độ của nước trong bình trước khi thả M vào là 220C và nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt sau khi thả M vào là 500C. Diện tích đáy của M bằng một nửa diện tích đáy bình, khối lượng riêng của nó gấp 7 lần khối lượng riêng của nước. Nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình cách nhiệt và sự thay đổi thể tích các vật theo nhiệt độ.
a. Xác định nhiệt dung riêng c của khối kim loại M.
b. Biết rằng lò hoạt động ổn định và chỉ có 10% nhiệt lượng tỏa ra khi đốt than trong lò dùng làm nóng M. Khối lượng của M là 0,7kg; năng suất tỏa nhiệt của than là 3.106 J/kg. Tính khối lượng than mà lò đốt trong 1,5 giờ.
2. Trình bày cách xác định nhiệt dung riêng c của khối kim loại như trên với các dụng cụ:
Một bình nhiệt lượng kế có kích thước phù hợp và nhiệt dung không đáng kể; một bình thủy chứa nước nóng; một nhiệt kế và một cốc đo thể tích. Cho biết nhiệt dung riêng cn và khối lượng riêng Dn của nước; khối lượng M của khối kim loại cũng đã biết trước.
Bài 3. (4 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn có hiệu điện thế không đổi U = 24V. Điện trở toàn phần của biến trở R = 6Ω, R1= 3Ω, bóng đèn có điện trở không đổi Rđ= 6Ω, ampe kế lí tưởng.
1. Khi K đóng: Con chạy C ở vị trí điểm N thì ampe kế chỉ 4A. Tính giá trị của R2.
2. Khi K mở: Tìm vị trí của con chạy C để đèn tối nhất, sáng nhất?


Bài 4. (4 điểm)
Để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, hai bạn Thái và Bình thực hiện theo các cách sau:
- Cách của Thái: Cố định thấu kính trên giá. Ban đầu đặt vật sáng mỏng AB và màn ảnh vuông góc với trục chính và sát thấu kính. Sau đó di chuyển đồng thời vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính sao cho khoảng cách từ vật và màn đến thấu kính luôn bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét của vật trên màn. Đo khoảng cách L từ vật đến màn khi đó, từ đó xác định f theo L.
- Cách của Bình: Đặt vật sáng AB và màn ảnh cố định trên giá và vuông góc với trục chính. Dịch thấu kính đến vị trí O1 sao cho thu được ảnh rõ nét của vật trên màn rồi đo độ cao h1 của ảnh. Tiếp đó dịch thấu kính đến vị trí O2 để lại có ảnh rõ nét trên màn và đo tiếp chiều cao h2 của ảnh. Đo khoảng cách a = O1O2, từ đó tính được tiêu cự f.
1. Với cách của Thái, hãy lập biểu thức tính tiêu cự f của thấu kính theo L và nhận xét chiều cao của ảnh và vật khi đó.
2. Với cách của Bình:
a. Để có thể thực hiện được phép đo tiêu cự theo cách này thì điều kiện về khoảng cách D giữa vật AB và màn ảnh phải thỏa mãn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tiến Duẩn
Dung lượng: 273,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)