ĐỀ THI VÀO THPT (HOT)

Chia sẻ bởi Trấn Thị Li | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀO THPT (HOT) thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2011 – 2012
Môn : Vật Lý
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
(40 câu trắc nghiệm)


Mã đề thi 764

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Câu 1: Hai điện trở R1 = 4( và R2 = 6( được mắc song song vào cùng hiệu điện thế U, trong cùng một thời gian thì
A. R1 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R2 gấp 1,5 lần. B. R1 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R2 gấp 2 lần.
C. R2 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R1 gấp 1,5 lần. D. R2 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R1 gấp 2 lần.
Câu 2: Trong máy ảnh, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường
A. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.
B. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.
C. đồng thời thay đổi vị trí của cả vật kính và phim.
D. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.
Câu 3: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng
A. bốn lần tiêu cự của thấu kính. B. một nửa tiêu cự của thấu kính.
C. tiêu cự của thấu kính. D. hai lần tiêu cự của thấu kính.
Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị người ta thường mắc nối tiếp cầu chì với dụng cụ hay thiết bị điện. Chọn cầu chì nào dưới đây thích hợp với bếp điện loại 220V – 1000W ?
A. Cầu chì loại 0,2A. B. Cầu chì loại 220A. C. Cầu chì loại 44A. D. Cầu chì loại 5A.
Câu 5: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở
A. 5,4V. B. 10V. C. 0,1V. D. 3,6V.
Câu 6: Khi đặt hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi gì?
A. Các đường sức từ của cả hai từ cực này vẫn bình thường.
B. Các đường sức từ của một trong hai nam châm bị biến dạng.
C. Các đường sức từ của hai từ cực này bị biến dạng không phụ thuộc vào từng loại nam châm.
D. Các đường sức từ của hai từ cực này đi vào nhau.
Câu 7: Với một dòng điện có cường độ nhất định, ta có thể tạo được một nam châm điện có lực từ mạnh hơn bằng cách
A. giảm số vòng dây. B. tăng số vòng dây.
C. giảm chiều dài lõi của ống dây. D. tăng chiều dài lõi của ống dây.
Câu 8: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA =  cho ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm
A. là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật. B. là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.
C. là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật. D. là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.
Câu 9: Một bóng đèn được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12V,công của dòng điện sản ra trong 1 giây trên dây tóc của đèn là 6J thì điện trở của nó là
A. 36(. B. 12(. C. 24(. D. 48(.
Câu 10: Đơn vị điện trở suất là:
A. Ôm mét ((.m). B. Ôm trên mét ((/m). C. Ôm ((). D. Mét trên ôm ( m/().
Câu 11: Hệ thức của định luật Jun-Lenxơ là
A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t
Câu 12: Nếu có một kim nam châm và một trục nhọn thẳng đứng, thì em làm cách nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau.
A. Đưa kim nam châm lên trục nhọn rồi đặt ra xa dây dẫn AB.
B. Chỉ đưa trục nhọn đến gần dây dẫn xem trục nhọn có bị phóng điện không.
C. Đặt dây dẫn vuông góc với kim nam châm xem kim nam châm có bị lệch không.
D. Đưa kim
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trấn Thị Li
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)