Đề thi vào THPT chuyên PBC 05-06

Chia sẻ bởi Sở GD-ĐT Nghệ An | Ngày 15/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào THPT chuyên PBC 05-06 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghệ An

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10
trường THPT chuyên phan bội châu



Năm học 2005-2006

Đề chính thức

Môn thi : Hoá học



Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu I (3,0 điểm): Cho các phản ứng sau:
a, A1 + A2 A3 d, A1 + A5 A3 + H2O
b, A2 + A4 A3 + H2O e, A5 + A6 A3 + A7 + H2O
c, A3 + A4 A1 + H2O
Biết ở điều kiện thường A2, A3 đều là chất khí, trong đó A3 là oxit của phi kim chiếm 50% oxi về khối lượng; A7 là muối chứa 40% kim loại về khối lượng.
Xác định các chất từ A1, A2, ... , A7 và hoàn thành các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện các phản ứng nếu có)
Câu II (3,5 điểm). Hỗn hợp bột X gồm: BaCO3, Fe(OH)2, Al, Cu(OH)2 và MgCO3. Nung hỗn hợp X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp chất rắn A. Cho hỗn hợp A tan vào nước dư được dung dịch B và còn lại phần không tan C. Dung dịch B làm quỳ tím hoá xanh. Sấy khô phần không tan C rồi cho tác dụng với CO nóng, dư được khí D và hỗn hợp chất rắn E. E tan một phần trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch Y và còn lại chất rắn F.
Xác định các chất có trong A, B, C, D, Y, E, F. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu III (5,0 điểm).
1. Một bình cầu đựng đầy khí HCl (ở đktc) thêm nước vào đầy bình, để khí tan hoàn toàn vào nước. Xác định nồng độ mol/l và nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
2. Có 5 bình đựng 5 hỗn hợp khí bị mất nhãn: không khí (N2 và O2); CO và CO2; SO2 và SO3; CH4 và C2H4; Cl2 và HCl. Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách nhận biết các hỗn hợp trên; Viết các phương trình phản ứng đã sử dụng.
3. Hoàn thành sơ đồ biểu diễn dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
H2O (C6H10O5)n C6H12O6 C6H12O7

C2H5OH C2H4
Câu IV (4,5 điểm). Hoà tan hoàn toàn x (mol) kim loại R hoá trị n không đổi phải dùng hết x (mol) H2SO4 đặc nóng, thu được khí X và dung dịch Y. Cho khí X hấp thụ vừa hết vào 45 ml dung dịch NaOH 0,2M thì được 0,608g muối natri. Nếu cô cạn dung dịch Y ta được 1,56g muối khan. Hoà tan muối khan này vào nước rồi cho 0,45g hỗn hợp B gồm Zn và Cu vào khuấy đều cho phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 1,208g chất rắn C gồm 2 kim loại.
1. Xác định kim loại R và tính khối lượng của nó đã đem hoà tan.
2. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp B và C.
Câu V (4,0 điểm). Dẫn 5,04 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CH4, C2H4 và C2H2 đi qua bình đựng nước Brom dư thấy bình tăng thêm 4,1 gam. Lấy lượng khí thoát ra khỏi bình đem đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sở GD-ĐT Nghệ An
Dung lượng: 21,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)