ĐỀ THI VÀO LỚP CHỌN KHỐI 9

Chia sẻ bởi Cung Đình Ngọc | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀO LỚP CHỌN KHỐI 9 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP CHỌN KHỐI 9
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH Năm học : 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn . Thời gian : 90 phút
Câu 1: (2điểm)
Nhận xét về sự thay đổi vai hội thoại giữa chị Dậu với Cai Lệ (cháu – ông; tôi – ông ;
bà - mày) trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
Viết một câu ghép khái quát phẩm chất và tính cách của chị Dậu mà giữa các vế có quan hệ bổ sung.
Câu 2: (3điểm)
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Câu 3: (5điểm)
Xét về ý nghĩa thì cái chết của Lão Hạc và Cô bé bán diêm có nhiều nét tương đồng và củng có nhiều điểm khác biệt. Qua hai văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao và “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

---------Hết--------


PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP CHỌN KHỐI 9
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH Năm học : 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn . Thời gian : 90 phút
Câu 1: (2điểm)
Nhận xét về sự thay đổi vai hội thoại giữa chị Dậu với Cai Lệ (cháu – ông; tôi – ông ;
bà - mày) trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
Viết một câu ghép khái quát phẩm chất và tính cách của chị Dậu mà giữa các vế có quan hệ bổ sung.
Câu 2: (3điểm)
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Câu 3: (5điểm)
Xét về ý nghĩa thì cái chết của Lão Hạc và Cô bé bán diêm có nhiều nét tương đồng và củng có nhiều điểm khác biệt. Qua hai văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao và “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

---------Hết--------



ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1 (2 điểm)

*Sự thay đổi vai hội thoại
Cháu – ông => Dưới - trên
Tôi – ông => Ngang bằng
Bà – mày => Trên – dưới
* Tác dụng: Làm nổi bật tính cách và sự phản kháng mạnh mẽ của Chị Dậu => Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu lòng yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Học sinh đúng yêu cầu (1đ)

Câu 2 (3đ) : Học sinh làm được các ý sau:
- Những hình ảnh này đặt trong mạch cảm xúc chung của bài thơ đã tạo ra giá trị biểu đạt
rất lớn. Đó là những hình ảnh tả cảnh ngụ tình, miêu tả biểu cảm, tả ngoại cảnh mà kỳ thực
là tâm cảnh (0,5đ)
- Biện pháp nhân hóa đã diên tả được nỗi buồn lan tỏa sang cả những vật vô tri vô giác :
Không người dùng đến giấy khiến màu đỏ của nó trở nên bẽ bàng, vô duyên không “thắm”
lên được; mực trong nghiên cũng vậy không có chiếc bút lông chấm vào nên nó đọng lại
bao sầu tủi…..(1đ)
- Biện pháp tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật bi kịch của ông Đồ và của thời thế: Mượn
cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm, lạnh lẽo cảnh vật, đất trời “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” để
nói đến sự lạc lõng, lẽ loi của ông Đồ và của một thời tàn…(1đ)
- Những hình ảnh thơ trên đã không chỉ biều đạt tâm trạng của ông Đồ - một lớp người
đại diện cho nền văn hóa Nho học Á Đông đã chìm vào quên lãng, mà nó còn làm nỗi bật
tình cảm tiếc nuối của nhà thơ về những giá trị văn hóa truyền thống bị phũ phàng và qua
đó cho thấy được tinh thần dân tộc của nhà thơ Vũ Đình Liên. (0,5đ)

Câu 3 (5đ) Học sinh đạt các yêu cầu cơ bản sau:
a. Về hình thức : (1đ)
- Phải tạo lập văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, mạch lạc
- Bài viết ít lỗi chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, có liên kết
- Bài viết có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục
b. Về nội dung(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cung Đình Ngọc
Dung lượng: 21,18KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)