De thi vao lop 10 Thai Binh

Chia sẻ bởi Lê Thị Nguyệt | Ngày 11/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: De thi vao lop 10 Thai Binh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT NGHĨA ĐÀN
TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG
ĐỀ THI THƯ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC : 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

 Phần I (2,5 điểm) Cho đoạn trích
   "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con,nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, tác giả ai ?
2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?
3. Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.?
4. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuốn như bị gãy 
Phần II :
Câu 1: (2.5 điểm)
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)
Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn) với nội dung: Biển như lòng mẹ
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.







Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - THCS Nghĩa Trung 2017
Phần I (2,5 điểm) 
Câu 1: Thí sinh nêu đúng:
- Tên tác phẩm: Chiếc lược ngà                                                                  0,5 điểm
- Tên tác giả: Nguyễn Quang Sáng                                                    0,5 điểm
Câu 2: PTBĐ chính: Tự sự                                                                     0,5 điểm
Câu 3  Tên 2 nhân vật được nhắc tới: anh Sáu, bé Thu                    0,5 điểm
Câu 4:  Thành phần khởi ngữ: Còn anh,                                               0,5 điểm 
Phần II
Câu 1: (2,5 đ)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội
- Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận…
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng.
b.Yêu cầu về nội dung, kiến thức:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống.(0,5đ) - Bàn luận: (0,5đ)
+ Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.
+ Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh…
+ Cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: tôm, cá, cua,…
+ Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… 
+ Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
- Phê phán: những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; … (0,5đ)
- Bài học nhận thức và hành động: (1đ)
+ Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.
+ Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng. 
+ Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
+ Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nguyệt
Dung lượng: 334,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)