ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH HÀ NAM 2015-2016
Chia sẻ bởi Vũ Thị Na |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH HÀ NAM 2015-2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (1,0 điểm)
Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong đoạn thơ sau:
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi(1) trọn kiếp con người
vẫn không đi(2) hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa... – Nguyễn Duy)
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc câu thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
a) Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? (0,5 điểm)
b) Chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý của câu thơ trên. (0,75 điểm)
c) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong câu thơ trên. (0,75 điểm)
Câu 3 (3,0 điểm)
Người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.
Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Câu 4 (4,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập hai viết: Truyện viết về chiến tranh... nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
Bằng những cảm nhận về tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh:.............................................. Số báo danh:................................
Giám thị 1...........................................................Giám thị 2....................................
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn (Chuyên)
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích các bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (1,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
Giải nghĩa từ đi:
- Đi (1): trải qua, từng trải, chiêm nghiệm.
- Đi (2): hiểu được, ý thức được.
0,25
0,25
Phân tích giá trị biểu cảm của từ đi: thể hiện sự trăn trở, day dứt, thấm thía và tình cảm tôn kính, ngợi ca, biết ơn, … của người con dành cho mẹ.
0,5
Câu 2 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Nói với con
0,25
Tác giả Y Phương (Hứa Vĩnh Sước)
0,25
b
Nghĩa tường minh: Hoạt động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình” lao động vất vả, cực nhọc để tồn tại.
0,25
Hàm ý: Khái quát về tinh thần tự lực, tự cường, ý thức tự tôn dân tộc, bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
0,5
c
Về nội dung: trình bày suy nghĩ về vấn đề tác giả đặt ra trong câu thơ: tinh thần tự lực, tự cường, ý thức tự tôn dân tộc, bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Về hình thức: viết đủ số dòng, trình bày đoạn văn đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc,…
0,75
Lưu ý:
- Học sinh có thể chỉ trình bày một khía cạnh nhỏ của vấn đề nhưng sâu sắc vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu học sinh viết đúng nội dung nhưng trình bày không đảm bảo số dòng quy định, không đúng hình thức một đoạn văn thì
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (1,0 điểm)
Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong đoạn thơ sau:
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi(1) trọn kiếp con người
vẫn không đi(2) hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa... – Nguyễn Duy)
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc câu thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
a) Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? (0,5 điểm)
b) Chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý của câu thơ trên. (0,75 điểm)
c) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong câu thơ trên. (0,75 điểm)
Câu 3 (3,0 điểm)
Người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.
Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Câu 4 (4,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập hai viết: Truyện viết về chiến tranh... nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
Bằng những cảm nhận về tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh:.............................................. Số báo danh:................................
Giám thị 1...........................................................Giám thị 2....................................
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn (Chuyên)
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích các bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (1,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
Giải nghĩa từ đi:
- Đi (1): trải qua, từng trải, chiêm nghiệm.
- Đi (2): hiểu được, ý thức được.
0,25
0,25
Phân tích giá trị biểu cảm của từ đi: thể hiện sự trăn trở, day dứt, thấm thía và tình cảm tôn kính, ngợi ca, biết ơn, … của người con dành cho mẹ.
0,5
Câu 2 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Nói với con
0,25
Tác giả Y Phương (Hứa Vĩnh Sước)
0,25
b
Nghĩa tường minh: Hoạt động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình” lao động vất vả, cực nhọc để tồn tại.
0,25
Hàm ý: Khái quát về tinh thần tự lực, tự cường, ý thức tự tôn dân tộc, bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
0,5
c
Về nội dung: trình bày suy nghĩ về vấn đề tác giả đặt ra trong câu thơ: tinh thần tự lực, tự cường, ý thức tự tôn dân tộc, bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Về hình thức: viết đủ số dòng, trình bày đoạn văn đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc,…
0,75
Lưu ý:
- Học sinh có thể chỉ trình bày một khía cạnh nhỏ của vấn đề nhưng sâu sắc vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu học sinh viết đúng nội dung nhưng trình bày không đảm bảo số dòng quy định, không đúng hình thức một đoạn văn thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Na
Dung lượng: 76,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)