ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH HÀ NAM 2013-2014

Chia sẻ bởi Vũ Thị Na | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH HÀ NAM 2013-2014 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2,0 điểm):
Cảnh chị em Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Còn khi Thúy Kiều chia tay Kim Trọng trong chiều xuân ấy, tác giả lại viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Em hãy so sánh hai cặp câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
Trong đà phát triển của xã hội hiện đại, phần lớn học sinh có xu hướng lựa chọn những môn Khoa học tự nhiên, rất ít học sinh hứng thú chọn học các môn Khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có môn Ngữ văn.
Là học sinh dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông chuyên Ngữ văn, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên và nêu rõ lí do vì sao em lựa chọn môn học này?
Câu 3 (5,0 điểm):
Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lược ngà là nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, cảm động.
Bằng sự hiểu biết về văn bản Chiếc lược ngà, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.


HẾT


Họ và tên thí sinh: ............................................................Số báo danh: .................................................................
Họ và tên giám thị 1: .................................................. Họ và tên giám thị 2: ................................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)


A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn đến 0,25; 0,5; 0,75.
B. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM:

Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm

 Câu 1
(2,0 đ)
a
 So sánh hai cặp câu thơ:
1,0




Giống nhau:
- Đều miêu tả cảnh thiên nhiên (hình ảnh cây cầu, dòng nước) trong cùng một thời điểm: buổi chiều xuân trong tiết thanh minh.
- Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình với những từ láy giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
0,5













Khác nhau:
- Cặp câu thơ thứ nhất: Cảnh được miêu tả khi chị em Thúy Kiều vừa giã hội xuân trở về. Qua tâm hồn đa sầu, đa cảm của giai nhân, cảnh vật cũng mang nét buồn buâng khuâng, man mác.
- Cặp câu thơ thứ hai: Cảnh được miêu tả gắn liền với cuộc kì ngộ và chia tay giữa người quốc sắc (Thúy Kiều) và kẻ thiên tài (Kim Trọng) trong buổi chiều du xuân trở về ấy. Qua tâm hồn người đang yêu cảnh trở nên thơ mộng, hữu tình, đầy thi vị.
0,5


b
Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo:
1,0



- Cặp câu thứ nhất: Các từ láy nao nao,nho nhỏ vừa gợi hình ảnh dòng nước chảy chậm, lững lờ, cây cầu nhỏ bé bắc qua sông- một cảnh sắc chiều xuân thanh tao, êm dịu vừa gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Cặp câu thứ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Na
Dung lượng: 140,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)