Đề thi vào 10 THPT, năm học 2014-2015, môn Ngữ văn (Điều kiện), trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chia sẻ bởi Đỗ Ngọc Đăng |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 THPT, năm học 2014-2015, môn Ngữ văn (Điều kiện), trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề thi vào 10 THPT, năm học 2014-2015, môn Ngữ văn (Điều kiện), trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Câu 1: (2.0 điểm) “(1)Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người trên xe kéo giống mẹ tôi. (2) Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: - (3) Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!... (4) Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nó đùa ầm ĩ trên hè. (5) Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Xác định biện pháp tu từ trong câu 5 và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Câu 2 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 10 đến 12 câu) theo kiểu lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp với chủ đề: “Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay”. Câu 3 (6,0 điểm) Vẻ đẹp của người lính Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. => Gợi ý: Câu 1: a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng. b. - Câu (5) trong đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ: + Nói quá: “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra dưới con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. + So sánh: “và cái lầm đó”…”khác gì cái ảo ảnh”… - Tác dụng: + Tạo hình ảnh đối lập -> khắc họa tâm lí vừa thẹn vừa tủi cực của bé Hồng nếu người quay lại ấy không phải là mẹ. + Thể hiện sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khao khát tình mẹ đến cháy bỏng. Câu 2: * Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp. - Giới hạn khoảng 10 đến 12 câu. Không viết quá dài, cũng không viết quá ngắn. Nếu vi phạm trừ điểm. - Diễn đạt mạch lạc, đúng văn phạm. * Về nội dung: Học sinh cần chỉ ra những ý sau: - Tình yêu nước là một truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Tình yêu nước được thể hiện trong quá khứ lịch sử như thế nào? ( Ngắn gọn ) - Tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay được thể hiện như thế nào? ( Đây là vấn đề trọng tâm ) => Học sinh có thể liên hệ đến tình hình biển Đông hiện nay, về vấn đề Trung Quốc đặt giàn khoan trên hải phận Việt Nam. - Phê phán một bộ phận thế hệ trẻ thờ ơ với đất nước, bàng quan trước mọi vấn đề xảy ra trong đất nước mình => Chưa thể hiện tình yêu nước. - Là một học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, em có suy nghĩ gì về tình yêu nước? Và mình đã thể hiện tình yêu nước như thế nào? Câu 3: Học sinh viết bài văn làm rõ vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ giồm ý chính sau:
Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời:(2 khổ đầu)
Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: (2 khổ 3,4)
c. Sâu sắc hơn,bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính: (khổ 5,6)
d. Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam (khổ 7)
Câu 1: (2.0 điểm) “(1)Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người trên xe kéo giống mẹ tôi. (2) Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: - (3) Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!... (4) Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nó đùa ầm ĩ trên hè. (5) Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Xác định biện pháp tu từ trong câu 5 và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Câu 2 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 10 đến 12 câu) theo kiểu lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp với chủ đề: “Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay”. Câu 3 (6,0 điểm) Vẻ đẹp của người lính Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. => Gợi ý: Câu 1: a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng. b. - Câu (5) trong đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ: + Nói quá: “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra dưới con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. + So sánh: “và cái lầm đó”…”khác gì cái ảo ảnh”… - Tác dụng: + Tạo hình ảnh đối lập -> khắc họa tâm lí vừa thẹn vừa tủi cực của bé Hồng nếu người quay lại ấy không phải là mẹ. + Thể hiện sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khao khát tình mẹ đến cháy bỏng. Câu 2: * Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp. - Giới hạn khoảng 10 đến 12 câu. Không viết quá dài, cũng không viết quá ngắn. Nếu vi phạm trừ điểm. - Diễn đạt mạch lạc, đúng văn phạm. * Về nội dung: Học sinh cần chỉ ra những ý sau: - Tình yêu nước là một truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Tình yêu nước được thể hiện trong quá khứ lịch sử như thế nào? ( Ngắn gọn ) - Tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay được thể hiện như thế nào? ( Đây là vấn đề trọng tâm ) => Học sinh có thể liên hệ đến tình hình biển Đông hiện nay, về vấn đề Trung Quốc đặt giàn khoan trên hải phận Việt Nam. - Phê phán một bộ phận thế hệ trẻ thờ ơ với đất nước, bàng quan trước mọi vấn đề xảy ra trong đất nước mình => Chưa thể hiện tình yêu nước. - Là một học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, em có suy nghĩ gì về tình yêu nước? Và mình đã thể hiện tình yêu nước như thế nào? Câu 3: Học sinh viết bài văn làm rõ vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ giồm ý chính sau:
Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng,tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời:(2 khổ đầu)
Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: (2 khổ 3,4)
c. Sâu sắc hơn,bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính: (khổ 5,6)
d. Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam (khổ 7)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Ngọc Đăng
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)