Đề thi vào 10 - số 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Trường | Ngày 11/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 - số 2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LÓP 10
BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 01 trang)

Câu 1: (1,0 điểm): Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “ Đồng chí”?
Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. (…) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
(Nguyễn Thị Thu Trang)
a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?
Câu 3: (3,0 điểm): - Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Êrenbua có câu nói nổi tiếng:
“ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”.
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), nêu suy nghĩ của em về quê hương, đất nước qua câu nói trên.
Câu 4: (5,0 điểm): Trong bài Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu có viêt: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” . Theo em sống đẹp là sống thế nào? Hãy làm sáng tỏ khái niếm trên qua bài Ánh trăng ( Nguyễn Duy) và Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)./.

..............HẾT.........................




















SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THỬ VÀO LỚP 10 – THPT
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN


Câu
Nội dung
Điểm

1
- Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
+ “Đồng chí” là cùng chung chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
+ Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng.
+ Vì vậy, đặt tên bài thơ là “Đồng chí”, tác giả muốn nhấn mạnh tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng chí, đồng đội.

0,25đ
0,25đ

0,5đ


2
-Yêu cầu học sinh xác định được:
a. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ:
- Phép nhân hóa: (mưa, đất trời, cây cỏ)
- Phép so sánh: (những hạt mưa)
b. Sử dụng phương tiện liên kết: - phép lặp ( mưa mùa xuân, hạt mưa);
- phép thế (cây cỏ - chúng); - phép nối (và).


0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

3
A -Yêu cầu chung :
1.Về hình thức:
- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ.
2.Về nội dung:
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau:
- Từ một câu nói của một nhà văn Nga, học sinh viết được bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước hình thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dị…và đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người.
1. Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận):
Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dị. Trích câu nói của nhà văn: “Dòng suối… Tổ quốc”.
2. Thân bài:
+ Giải thích: - Lòng yêu Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng vô cùng thiêng liêng với mỗi người và nó được biểu hiện khá phong phú. Nhà văn I-li-a …đã thể hiện một cáh cụ thể tình cảm đó qua câu nói nổi tiếng.
- Con người có tình cảm gắn bó, yêu mến với một môi trường cụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Trường
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)