Đề thi vào 10-số 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Trường |
Ngày 11/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10-số 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LÓP 10
BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 01 trang)
Câu 1: (1,0 điểm): Nhà thơ Thanh Hải đã đặt tên cho bài thơ của mình là “ Mùa xuân nho nhỏ”. Nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“ Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”.
( Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà).
Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?
Câu 3: (3,0 điểm): - Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 4: (5,0 điểm): Qua hai tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?./.
----- HẾT ----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THỬ VÀO LỚP 10 – THPT
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
+ Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
+ Mùa xuân nho nhỏ được tạo nên từ tiếng con chim hót, một cành hoa và một nốt nhạc trầm. Nhiều mùa xuân nho nhỏ như thế làm nên mùa xuân lớn cho đất nước.
+ Nhà thơ muốn gửi gắm vào đó một khát vọng lớn lao mà khiêm nhường: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là muốn sống một cuộc đời đẹp với tất cả sức xuân tươi trẻ, có ích như mùa xuân góp vào mùa xuân của đất nước, của cuộc đời chung.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2
-Yêu cầu học sinh xác định được:
a. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ:
- so sánh (nhanh như một con sóc).
- điệp từ: (ba).
b. Sử dụng phương tiện liên kết: - Lặp từ ngữ (nó).
0,25đ
0,25đ
0,5đ
3
A -Yêu cầu chung :
1.Về hình thức:
- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ.
2.Về nội dung:
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau:
- Từ một câu nói của một nhà văn, nhà báo, nhà giáo nổi tiếng; học sinh viết được bài văn nghị luận ngắn bàn về việc rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết tâm làm nên việc lớn của người thanh niên.
1. Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận):
Nguyễn Bá Học là một nhà văn, một nhà giáo tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: “Đường đi khó , ……………..e sông”.
2. Thân bài:
+ Giải thích: - Nghĩa chính: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu nhưng nếu quyết tâm ta vẫn đến đích.
- Nghĩa chuyển: Con người cần phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua những thử thách trên đường đời.
- Những trở ngại trong cuộc đời có rất nhiều nhưng ta vẫn có thể vượt qua nếu có nghị lực, ý chí.
- Nếu ta không có ý chí, ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn, dù là việc đơn giản.
+ Minh họa bằng các dẫn chứng trong văn
BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 01 trang)
Câu 1: (1,0 điểm): Nhà thơ Thanh Hải đã đặt tên cho bài thơ của mình là “ Mùa xuân nho nhỏ”. Nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“ Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”.
( Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà).
Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?
Câu 3: (3,0 điểm): - Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 4: (5,0 điểm): Qua hai tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?./.
----- HẾT ----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THỬ VÀO LỚP 10 – THPT
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
+ Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
+ Mùa xuân nho nhỏ được tạo nên từ tiếng con chim hót, một cành hoa và một nốt nhạc trầm. Nhiều mùa xuân nho nhỏ như thế làm nên mùa xuân lớn cho đất nước.
+ Nhà thơ muốn gửi gắm vào đó một khát vọng lớn lao mà khiêm nhường: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là muốn sống một cuộc đời đẹp với tất cả sức xuân tươi trẻ, có ích như mùa xuân góp vào mùa xuân của đất nước, của cuộc đời chung.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2
-Yêu cầu học sinh xác định được:
a. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ:
- so sánh (nhanh như một con sóc).
- điệp từ: (ba).
b. Sử dụng phương tiện liên kết: - Lặp từ ngữ (nó).
0,25đ
0,25đ
0,5đ
3
A -Yêu cầu chung :
1.Về hình thức:
- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ.
2.Về nội dung:
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau:
- Từ một câu nói của một nhà văn, nhà báo, nhà giáo nổi tiếng; học sinh viết được bài văn nghị luận ngắn bàn về việc rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết tâm làm nên việc lớn của người thanh niên.
1. Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận):
Nguyễn Bá Học là một nhà văn, một nhà giáo tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: “Đường đi khó , ……………..e sông”.
2. Thân bài:
+ Giải thích: - Nghĩa chính: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu nhưng nếu quyết tâm ta vẫn đến đích.
- Nghĩa chuyển: Con người cần phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua những thử thách trên đường đời.
- Những trở ngại trong cuộc đời có rất nhiều nhưng ta vẫn có thể vượt qua nếu có nghị lực, ý chí.
- Nếu ta không có ý chí, ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn, dù là việc đơn giản.
+ Minh họa bằng các dẫn chứng trong văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Trường
Dung lượng: 62,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)