DE THI VAO 10 MOI NHAT
Chia sẻ bởi Hoa vô ưu |
Ngày 12/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: DE THI VAO 10 MOI NHAT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,25 điểm).
Xác định từ “ đầu” nào trong các câu sau được dùng với nghĩa gốc? dùng với nghĩa chuyển? phương thức chuyển nghĩa của từ?
“ Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng ”
(Tố Hữu)
“ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
( Chính Hữu)
“ Đầu súng trăng treo”
( Chính Hữu)
Câu 2 ( 2,75 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi…”
- Đoạn trích trên trong bài thơ nào? của ai? Viết nốt câu thơ cuối của đoạn?
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
( “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận)
c. Qua mỗi bài thơ, các tác giả trên đều thể hiện tình cảm của mình với biển, quê hương. Từ tình cảm của các nhà thơ em đã học và từ hiểu biết của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, em có suy nghĩ gì về vấn đề biển đảo quê hương ? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn ( khoảng nửa trang giấy thi)
Câu 3 ( 6 điểm).
“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, viết về những phẩm chất tốt đẹp và số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để thấy được những vẻ đẹp của người phụ nữ.
-------------- HẾT --------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !
Họ tên thí sinh .......................................................... Số báo danh........................
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM KCSL LỚP 9. MÔN NGỮ VĂN( LẦN 2)
NĂM HỌC 2014-2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: (1,25 điểm):
Nghĩa gốc.(0,25 điểm)
Nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ chỉ sự cùng chung chí hướng, lí tưởng (0,5 điểm)
Nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ chỉ bộ phận đồ vật. (0,5 điểm)
Câu 2: ( 2,75 điểm)
Đoạn thơ trong bài “ Quê hương”, của tác giả Tế Hanh, câu thơ cuối:
“ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”- mỗi ý cho 0,25 điểm tổng 0,75 điểm
Cảm nhận về đoạn thơ:
* Yêu cầu chung:
- Về kĩ năng: HS biết viết đoạn văn cảm thụ về thơ. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
- Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Đoạn trích là khổ thơ cuối trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận, viết về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.( 0,25 điểm)
+ Hình ảnh nhân hóa, đối xứng gợi hình ảnh người dân ngư chài cất cao tiếng hát trong niềm vui hân hoan thắng lợi hòa cùng gió biển, căng cánh buồm đưa con thuyền chạy như bay, đua với thời gian trở về bến trong ánh mặt trời bình minh tươi sáng. Nhịp sống, nhịp lao động hết sức khẩn trương.( 0,5 điểm)
+Biện pháp thậm xưng kết hợp với hình ảnh hoán dụ “ mắt cá…” và cấu trúc thơ song hành đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống ấm no của người dân vùng biển..( 0,5 điểm)
Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh bình minh trên biển, nhịp sống lao động và niềm vui, hạnh phúc về cuộc sống ấm no của người dân miền biển trong thời kì mới..( 0,25 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Về kĩ năng : HS biết viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng, có cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
- Về nội dung học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ quê hương, gần gũi gắn bó với con người Việt Nam.
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,25 điểm).
Xác định từ “ đầu” nào trong các câu sau được dùng với nghĩa gốc? dùng với nghĩa chuyển? phương thức chuyển nghĩa của từ?
“ Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng ”
(Tố Hữu)
“ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
( Chính Hữu)
“ Đầu súng trăng treo”
( Chính Hữu)
Câu 2 ( 2,75 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi…”
- Đoạn trích trên trong bài thơ nào? của ai? Viết nốt câu thơ cuối của đoạn?
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
( “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận)
c. Qua mỗi bài thơ, các tác giả trên đều thể hiện tình cảm của mình với biển, quê hương. Từ tình cảm của các nhà thơ em đã học và từ hiểu biết của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, em có suy nghĩ gì về vấn đề biển đảo quê hương ? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn ( khoảng nửa trang giấy thi)
Câu 3 ( 6 điểm).
“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, viết về những phẩm chất tốt đẹp và số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để thấy được những vẻ đẹp của người phụ nữ.
-------------- HẾT --------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !
Họ tên thí sinh .......................................................... Số báo danh........................
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM KCSL LỚP 9. MÔN NGỮ VĂN( LẦN 2)
NĂM HỌC 2014-2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: (1,25 điểm):
Nghĩa gốc.(0,25 điểm)
Nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ chỉ sự cùng chung chí hướng, lí tưởng (0,5 điểm)
Nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ chỉ bộ phận đồ vật. (0,5 điểm)
Câu 2: ( 2,75 điểm)
Đoạn thơ trong bài “ Quê hương”, của tác giả Tế Hanh, câu thơ cuối:
“ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”- mỗi ý cho 0,25 điểm tổng 0,75 điểm
Cảm nhận về đoạn thơ:
* Yêu cầu chung:
- Về kĩ năng: HS biết viết đoạn văn cảm thụ về thơ. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
- Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Đoạn trích là khổ thơ cuối trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận, viết về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.( 0,25 điểm)
+ Hình ảnh nhân hóa, đối xứng gợi hình ảnh người dân ngư chài cất cao tiếng hát trong niềm vui hân hoan thắng lợi hòa cùng gió biển, căng cánh buồm đưa con thuyền chạy như bay, đua với thời gian trở về bến trong ánh mặt trời bình minh tươi sáng. Nhịp sống, nhịp lao động hết sức khẩn trương.( 0,5 điểm)
+Biện pháp thậm xưng kết hợp với hình ảnh hoán dụ “ mắt cá…” và cấu trúc thơ song hành đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống ấm no của người dân vùng biển..( 0,5 điểm)
Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh bình minh trên biển, nhịp sống lao động và niềm vui, hạnh phúc về cuộc sống ấm no của người dân miền biển trong thời kì mới..( 0,25 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Về kĩ năng : HS biết viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng, có cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
- Về nội dung học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ quê hương, gần gũi gắn bó với con người Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoa vô ưu
Dung lượng: 281,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)