Đề thi vào 10 chuyên môn văn
Chia sẻ bởi Trân Thị Yến Nga |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 chuyên môn văn thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A
V- 01- TS10C- 11- GVA
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học: 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu nêu ở dưới:
" Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".
( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
a/ Xác định các phép tu từ từ vựng trong đoạn trích trên.
b/ Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu từ đó.
Câu 2: (3,0 điểm)
..." Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối..."
( Trích Nói với con của Y Phương - Ngữ Văn 9 tập hai).
Bài học cuộc sống mà em nhận được từ đoạn thơ trên.
Câu 3: (5 điểm)
Bàn về nội dung phản ánh của nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Đình Thi khẳng định:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì đó mới mẻ.
( Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ Văn9, tập hai, tr.12)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để làm rõ nhận định.
---------------------------Hết--------------------------
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A
V- 01- TS10C- 11- GVA
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học: 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1(2 điểm)
a. Xác định phép tu từ từ vựng (1 điểm)
+ Phép điệp ngữ: (tre, giữ, anh hùng)
+ Phép nhân hoá: (tre)
0,5 đ
0,5 đ
b. Phân tích giá trị của các phép tu từ (1 điểm)
+ Phép điệp: nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn.
+Phép nhân hoá: làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, cây tre giống như con người, cùng con người trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
0,5 đ
0,5 đ
2(3 điểm)
a/ Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng đúng ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :
- Giải thích nội dung ý nghĩa của đoạn thơ (1 điểm)
+Người cha tâm sự với con về quê hương mình, đức tính của người đồng mình: cuộc sống còn vất vả cực nhọc nhưng con người sống mạnh mẽ phóng khoáng, có ý chí nghị lực vươn lên và quan trọng là sống có nghĩa tình.
+ Người cha mong muốn con: thấu hiểu, đồng cảm , tri ân và không quên quê hương cội nguồn.
0,5 đ
0,5 đ
- Bài học rút ra( 2 điểm)
+ Phải có lối sống ân tình gắn bó với quê hương, không chê bai, phản bội quê hương nhất là khi quê hương còn nghèo khó.
+Phải biết chia sẻ với những khó khăn chung của quê hương đất nước, có lí tưởng sống tốt đẹp, hướng tới việc cống hiến làm giàu cho quê hương đất nước, luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Phải sống có bản lĩnh, có ý chí nghị lực, mạnh mẽ phóng khoáng,
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A
V- 01- TS10C- 11- GVA
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học: 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu nêu ở dưới:
" Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".
( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
a/ Xác định các phép tu từ từ vựng trong đoạn trích trên.
b/ Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu từ đó.
Câu 2: (3,0 điểm)
..." Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối..."
( Trích Nói với con của Y Phương - Ngữ Văn 9 tập hai).
Bài học cuộc sống mà em nhận được từ đoạn thơ trên.
Câu 3: (5 điểm)
Bàn về nội dung phản ánh của nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Đình Thi khẳng định:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì đó mới mẻ.
( Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ Văn9, tập hai, tr.12)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để làm rõ nhận định.
---------------------------Hết--------------------------
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A
V- 01- TS10C- 11- GVA
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
Năm học: 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1(2 điểm)
a. Xác định phép tu từ từ vựng (1 điểm)
+ Phép điệp ngữ: (tre, giữ, anh hùng)
+ Phép nhân hoá: (tre)
0,5 đ
0,5 đ
b. Phân tích giá trị của các phép tu từ (1 điểm)
+ Phép điệp: nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn.
+Phép nhân hoá: làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, cây tre giống như con người, cùng con người trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
0,5 đ
0,5 đ
2(3 điểm)
a/ Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng đúng ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :
- Giải thích nội dung ý nghĩa của đoạn thơ (1 điểm)
+Người cha tâm sự với con về quê hương mình, đức tính của người đồng mình: cuộc sống còn vất vả cực nhọc nhưng con người sống mạnh mẽ phóng khoáng, có ý chí nghị lực vươn lên và quan trọng là sống có nghĩa tình.
+ Người cha mong muốn con: thấu hiểu, đồng cảm , tri ân và không quên quê hương cội nguồn.
0,5 đ
0,5 đ
- Bài học rút ra( 2 điểm)
+ Phải có lối sống ân tình gắn bó với quê hương, không chê bai, phản bội quê hương nhất là khi quê hương còn nghèo khó.
+Phải biết chia sẻ với những khó khăn chung của quê hương đất nước, có lí tưởng sống tốt đẹp, hướng tới việc cống hiến làm giàu cho quê hương đất nước, luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Phải sống có bản lĩnh, có ý chí nghị lực, mạnh mẽ phóng khoáng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trân Thị Yến Nga
Dung lượng: 90,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)