Đề thi vào 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009 MÔN THI: NGỮ VĂN (tại TP.HCM) (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm):Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.
Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. ông nói gà, bà nói vịt
b. nói như đấm vào tai
Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
GỢI Ý BÀI GIẢI
Câu 1 (1 điểm):
HS cần giải thích được nhan đề :
- Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới (về nỗi đau) đứt ruột.
Câu 2 (1 điểm):
HS cần:
Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ đó. Cụ thể là:
a. ông nói gà, bà nói vịt:
- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.
b. nói như đấm vào tai:
- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác.
- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.
Câu 3 (3 điểm):
Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương...). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính sau đây:
* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi.
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu...
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người:
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
- Bàn bạc mở rộng:
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
- Phương hướng, liên hệ:
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương.
Câu 4 (5 điểm):
HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:
1. Giới thiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)