ĐỀ THI VÀO 10

Chia sẻ bởi Ăe Gwe Ewr | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VÀO 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘi
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 PTTH
Năm học 2011 – 2012
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
…”Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc” …
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình”
được nhà thơ nói tới là những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận
tổng hợp – phân tích – tổng hợp, làm rõ những đức tính cao đẹp của “ người đồng mình” và lời
nhắc nhở của cha đối với con, trong đó sử dụng câu ghép và ghép lặp (gạch dưới câu ghép và
những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
…”Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyện phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng,
vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá,
lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu
khắp mọi người phỉ nhổ”…
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhân vật muốn khẳng định
những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất
ấy của nhân vật
3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ là những yếu tố kỳ ảo. Nêu 2 chi tiết kỳ ảo của
Chuyện người con gái Nam Xương.
-------------------------Hết------------------------
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔTHôNG
Thành Phố Hồ Chí Minh
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

ĐỀCHÍNH THỨC
Câu 1: (1 điểm)
Trong truyện ngắnLàng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộsâu
sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Câu 2: (1 điểm)
Kim vàng ai nỡuốn câu,
Người khôn ai nỡnói nhau nặng lời.
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm
hội thoại nào?
Câu 3: (3 điểm)
Mẹsẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà
nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thếgiới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mởra)
Từviệc người mẹkhông “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” đểcon tự
đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn vềtính tựlập.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nhận vềcảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơcuối của đoạn trích
Cảnh ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏnon xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
[…]
Tà tà bóng ngà vềtây,
Chịem thơthẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bềthanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏcuối ghềnh bắc ngang.
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (1 điểm)
Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu 2:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ăe Gwe Ewr
Dung lượng: 679,99KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)