Đề thi vào 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Bắc |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian giao đề)
Phần I: ( 4 điểm ) Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân hết sức chân thực, sâu sắc và cảm động. Trong truyện có đoạn:
"Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm! Chao ôi! Ông nhớ cái làng quá!..."
Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể về ai, trong hoàn cảnh nào? Qua lời kể đó em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật? Câu 2: Hãy phân tích ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) các hình thức mà tác giả dùng để miêu tả tâm trạng ấy.
Câu 3: Phân tích và chỉ rõ câu văn sau đây thuộc loại câu nào : “Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại náo nức hẳn lên.”
Phần II: (6 điểm) Bằng tâm hồn nhạy cảm, ngang tàng, tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã làm hiện ra hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với những nét tính cách thật cao đẹp:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái."
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và một câu có khởi ngữ với chủ đề: Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính đồng thời làm hiện ra tư thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe. (Gạch dưới phép lặp và khởi ngữ).
3. Cũng trong bài thơ trên có câu:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong câu thơ trên, từ trái tim được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao tác giả lại khẳng định những chiếc xe không kính vẫn chạy băng băng về phía trước là vì có trái tim đó?
(Đề thi thử số 1)
MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian giao đề)
Phần I: ( 4 điểm ) Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân hết sức chân thực, sâu sắc và cảm động. Trong truyện có đoạn:
"Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm! Chao ôi! Ông nhớ cái làng quá!..."
Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể về ai, trong hoàn cảnh nào? Qua lời kể đó em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật? Câu 2: Hãy phân tích ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) các hình thức mà tác giả dùng để miêu tả tâm trạng ấy.
Câu 3: Phân tích và chỉ rõ câu văn sau đây thuộc loại câu nào : “Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại náo nức hẳn lên.”
Phần II: (6 điểm) Bằng tâm hồn nhạy cảm, ngang tàng, tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã làm hiện ra hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với những nét tính cách thật cao đẹp:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái."
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và một câu có khởi ngữ với chủ đề: Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính đồng thời làm hiện ra tư thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe. (Gạch dưới phép lặp và khởi ngữ).
3. Cũng trong bài thơ trên có câu:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong câu thơ trên, từ trái tim được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao tác giả lại khẳng định những chiếc xe không kính vẫn chạy băng băng về phía trước là vì có trái tim đó?
(Đề thi thử số 1)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Bắc
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)