Đề thi vào 10
Chia sẻ bởi Trương Thanh Bình |
Ngày 12/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Câu 1.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
a. Hãy chỉ ra cái hay của từ thốt trong đoạn thơ trên? Nếu thay từ thốt bằng từ khác đồng nghĩa với nó có được không? Tại sao?
b. Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ?
Câu 2. Xác định các phương tiện liên kết câu trong những phần trích sau và chỉ rõ các từ đó thuộc những phép liên kết nào?
a. Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. ( Lỗ Tấn)
b. Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng. ( Tú Xương)
Câu 3.
Hãy viết bài văn nghị luận với nhan đề “ Tiếng kêu cứu của môi trường”
Câu 4. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy:
Thình lình đèn điện tắt
.....................................
đủ cho ta giật mình.
( Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1.
Cho đoạn văn sau:
“Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”
( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
a. Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
b. Đoạn văn trên là độc thoại hay độc thoại nội tâm? Nội dung của đoạn văn trên là gì?
c. Liệt kê các thành ngữ trong đoạn trên và nêu tác dụng của nó.
Câu 2.
Để cổ động phong trào Tết trồng cây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mà mỗi người Việt Nam đều quen thuộc :
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
Trong hai câu thơ trên của Bác, trường hợp nào từ “xuân” được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào theo nghĩa chuyển? phương thức chuyển nghĩa (nếu có ) của từ “xuân” được gọi là biện pháp tu từ gì?
Câu 3.
Trong bài thơ “Con cò”, Chế Lan Viên từng viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 4.
Nhận xét về nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ), sách Bồi dưỡng Ngữ văn 9 của Đặng Cao Sửu có viết:
“Đó là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh song chỉ vì sống dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để bày tỏ tấm lòng trong sạch”.
Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ lời nhận xét trên.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
a. Hãy chỉ ra cái hay của từ thốt trong đoạn thơ trên? Nếu thay từ thốt bằng từ khác đồng nghĩa với nó có được không? Tại sao?
b. Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ?
Câu 2. Xác định các phương tiện liên kết câu trong những phần trích sau và chỉ rõ các từ đó thuộc những phép liên kết nào?
a. Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. ( Lỗ Tấn)
b. Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng. ( Tú Xương)
Câu 3.
Hãy viết bài văn nghị luận với nhan đề “ Tiếng kêu cứu của môi trường”
Câu 4. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy:
Thình lình đèn điện tắt
.....................................
đủ cho ta giật mình.
( Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1.
Cho đoạn văn sau:
“Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”
( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
a. Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
b. Đoạn văn trên là độc thoại hay độc thoại nội tâm? Nội dung của đoạn văn trên là gì?
c. Liệt kê các thành ngữ trong đoạn trên và nêu tác dụng của nó.
Câu 2.
Để cổ động phong trào Tết trồng cây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mà mỗi người Việt Nam đều quen thuộc :
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
Trong hai câu thơ trên của Bác, trường hợp nào từ “xuân” được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào theo nghĩa chuyển? phương thức chuyển nghĩa (nếu có ) của từ “xuân” được gọi là biện pháp tu từ gì?
Câu 3.
Trong bài thơ “Con cò”, Chế Lan Viên từng viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 4.
Nhận xét về nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ), sách Bồi dưỡng Ngữ văn 9 của Đặng Cao Sửu có viết:
“Đó là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh song chỉ vì sống dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để bày tỏ tấm lòng trong sạch”.
Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ lời nhận xét trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thanh Bình
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)