Đề thi văn lớp 10-đáp án
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Binh |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề thi văn lớp 10-đáp án thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
GIÁO VÀ
TUYEN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
Năm học 2007 - 2008
Đề chính thức
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Câu 1. (1 điểm)
Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp.
Câu 2. (2 điểm)
Xác định thành phần biệt lập trong các ví dụ sau:
a. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
b. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn, năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn.
Câu 3. (7 điểm)
Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ "Sang thu".
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
Năm học 2007 - 2008
Câu 1: (1 điểm)
Yêu cầu về nội dung: Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp:
- Phép phân tích và phép tổng hợp là 2 phương pháp hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. (0,5 điểm.)
+ Phép phân tích là quá trình chia tách các bộ phân nhỏ để rút ra những nhận định riêng lẻ. (0,5 điểm)
+ Phép tổng hợp là quá trình tập hợp các nhận định riêng lẻ về các bộ phận nhỏ để rút ra nhận định chung. (0,5 điểm).
- Nếu không có phân tích thì không có tổng hợp, đồng thời nếu không có tổng hợp thì phân tích không đem lại ý nghĩa. (0,5 điểm).
Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày chính xác, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.
Câu 2: (2 điểm).
Xác định đúng mỗi thành phần biệt lập và chỉ rõ từ ngữ tương ứng cho 0,5 điểm
Xácđịnh đúng thành phần biệt lập nhưng không chỉ rõ từ ngữ tương ứng và ngược lại cho 0,25 điểm..
Thành phần tình thái
Tình thái
Gọi - đáp
Cảm thán
Phụ chú
Dường như
Thưa ông
vất vả quá!
tôi nghĩ vậy
Câu 3: (7 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Thực hiện đúng yêu cầu của dạng bài phân tích thơ, biết cách phân tích các chi tiết nghệ thuật có giá trị như từ ngữ, hình ảnh thơ.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách giới thiệu khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật:
+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan nhận ra những dấu hiệu của thu đến: từ mơ hồ đến rõ nét: Hương ổi - gió se - sương đầu ngõ - dòng sông - cánh chim - đám mây.
+ Cảnh vật mang những nét đặc trưng của thời khắc giao mùa qua hoạt động, tính chất của vạn vật: Gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình, và đặc biệt đám mây mang trên mình cả hai mùa
+ Sử dụng từ ngữ tinh tế : bỗng, hình như, đã về.
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa:
+ Tiết trời mùa hè dường như vẫn còn đọng lại với: nắng, mưa, sấm nhưng cũng đã có sự chuyển biến: vẫn còn...bao nhiêu...vơi dần....và bớt.
+ Hình ảnh hàng cây đứng tuổi làm rõ nét hơn nét hạ qua thu tới.
- Hình ảnh thơ tự nhiên, giàu sức gợi cảm, thể thơ 5 chữ vắt dòng đã thể hiện những cảm xúc tinh tế trước bước chuyển giao mùa.
III. Biểu điểm:
Điểm 6-7: Bài viết đảm bảo yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng.
Điểm 4-5: Bài viết đủ ý song chưa biết cách sắp xếp
TUYEN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
Năm học 2007 - 2008
Đề chính thức
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Câu 1. (1 điểm)
Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp.
Câu 2. (2 điểm)
Xác định thành phần biệt lập trong các ví dụ sau:
a. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
b. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn, năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn.
Câu 3. (7 điểm)
Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ "Sang thu".
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
Năm học 2007 - 2008
Câu 1: (1 điểm)
Yêu cầu về nội dung: Nêu mối quan hệ giữa phép phân tích và phép tổng hợp:
- Phép phân tích và phép tổng hợp là 2 phương pháp hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. (0,5 điểm.)
+ Phép phân tích là quá trình chia tách các bộ phân nhỏ để rút ra những nhận định riêng lẻ. (0,5 điểm)
+ Phép tổng hợp là quá trình tập hợp các nhận định riêng lẻ về các bộ phận nhỏ để rút ra nhận định chung. (0,5 điểm).
- Nếu không có phân tích thì không có tổng hợp, đồng thời nếu không có tổng hợp thì phân tích không đem lại ý nghĩa. (0,5 điểm).
Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày chính xác, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.
Câu 2: (2 điểm).
Xác định đúng mỗi thành phần biệt lập và chỉ rõ từ ngữ tương ứng cho 0,5 điểm
Xácđịnh đúng thành phần biệt lập nhưng không chỉ rõ từ ngữ tương ứng và ngược lại cho 0,25 điểm..
Thành phần tình thái
Tình thái
Gọi - đáp
Cảm thán
Phụ chú
Dường như
Thưa ông
vất vả quá!
tôi nghĩ vậy
Câu 3: (7 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Thực hiện đúng yêu cầu của dạng bài phân tích thơ, biết cách phân tích các chi tiết nghệ thuật có giá trị như từ ngữ, hình ảnh thơ.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách giới thiệu khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật:
+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan nhận ra những dấu hiệu của thu đến: từ mơ hồ đến rõ nét: Hương ổi - gió se - sương đầu ngõ - dòng sông - cánh chim - đám mây.
+ Cảnh vật mang những nét đặc trưng của thời khắc giao mùa qua hoạt động, tính chất của vạn vật: Gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình, và đặc biệt đám mây mang trên mình cả hai mùa
+ Sử dụng từ ngữ tinh tế : bỗng, hình như, đã về.
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa:
+ Tiết trời mùa hè dường như vẫn còn đọng lại với: nắng, mưa, sấm nhưng cũng đã có sự chuyển biến: vẫn còn...bao nhiêu...vơi dần....và bớt.
+ Hình ảnh hàng cây đứng tuổi làm rõ nét hơn nét hạ qua thu tới.
- Hình ảnh thơ tự nhiên, giàu sức gợi cảm, thể thơ 5 chữ vắt dòng đã thể hiện những cảm xúc tinh tế trước bước chuyển giao mùa.
III. Biểu điểm:
Điểm 6-7: Bài viết đảm bảo yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng.
Điểm 4-5: Bài viết đủ ý song chưa biết cách sắp xếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Binh
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)