ĐỀ THI VĂN 9 THÁNG 10
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VĂN 9 THÁNG 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề Khảo sát chất lượng * năm học 2012-2013
Môn: ngữ văn – 9
Ngày 30/10 /2012 - Thời gian: 90 phút
--------------------
Câu 1 : ( 1 điểm )
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Ông nói gà, bà nói vịt
Nói như đấm vào tai
Câu 2: ( 2 điểm )
Vẻ đẹp của hai câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 3: ( 7 điểm )
Từ một truyện dân gian, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương.
a.ình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ ?
b. Đọc “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:
Nguyễn Dữ đã thêm vào đoạn kết các chi tiết hoang đường kì ảo, đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn và những giá trị mới.
Từ sự hiểu biết về “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy làm rõ nhận xét trên.
Hướng dẫn chấm bài khảo sát chất lượng
Môn Ngữ văn 9
Câu 1: 1 điểm – giải thích đúng mỗi thành ngữ và nêu phương châm hội thoại được 0,5 đ
a. Ông nói gà, bà nói vịt: Người này nói một đằng, người kia nói một nẻo, ý nói 2 người nói chuyện không khớp, không ăn nhập gì với nhau ->phương châm quan hệ
b.Nói như đấm vào tai: Nói năng thiếu lịch sự, thô lỗ, cộc cằn, gây khó chịu cho người nghe ->phương châm lịch sự
Câu 2: 2 điểm:
- Hs làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, cụ thể là cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. Trình bày gọn gàng, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt.
- Về cơ bản cần trình bày được các cảm nhận
Hai câu thơ của Nguyễn Du miêu tả cảnh mùa xuân với những nét đặc trưng riêng biệt: cỏ non, hoa lê.
Cỏ non xanh tận chân trời: Mở ra trước mắt người đọc là một không gian rộng lớn không có đường viền, không có giới hạn. Những thảm cỏ “non xanh” trải dài tít tắp nối liền mặt đất chân mây.
Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời cỏ cây, hoa lá… đó là vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân, vẻ đẹp riêng của mùa xuân
Vẻ đẹp quyến rũ ấy được thể hiện bằng tài năng của Nguyễn Du với ngôn ngữ giàu sức gợi tả và đầy biểu cảm: Màu sắc tương phản mà hài hòa; không gian rộng lớn khoáng đạt; đường nét thanh tú, uyển chuyển; đặc biệt cách dùng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp “ cành lê trắng điểm” vừa tạo được sự đối ứng của hình ảnh, vừa tạo ra yếu tố bất ngờ: cành lê như đang chăm chút, tô điểm cho mùa xuân, đem vào bức tranh màu trắng tinh khôi -> Cảnh vật nhờ thế mà trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào Nguyễn Du trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời truyền niềm say mê, khao khát yêu đời, yêu cuộc sống đến cho người đọc.
Câu 3: 7 điểm
a.Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ: 1 điểm
- Chưa rõ năm sinh năm mất
- Quê : Thanh Miện, Hải Dương
- Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc Trịnh tranh giành quyền bính gây ra các cuộc nội chiến kéo dài
- Ông học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)