Đề thi Văn 9 HK I

Chia sẻ bởi Đặng Văn Lương | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Văn 9 HK I thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1 (2,0 điểm):
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
-         Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
-         Hãy chọn và phân tích một câu thơ (hoặc một đoạn thơ) trong đoạn trích để
làm nổi bật bút pháp nghệ thuật này dưới ngòi bút Nguyễn Du.
 
Câu 2 (3,0 điểm):
- Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học.
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Nói nhảm nhí, vu vơ là /…/
b) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là/…/
c) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là /…/
d) Nói có căn cứ chắc chắn là /…/
e) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…/
 ( nói mát;  nói hớt; dây cà ra dây muống; nói móc; nói mò; nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói nhăng nói cuội, nói ra đầu ra đũa)
Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 
Câu 3 (5,0 điểm):
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 
 
…………..HẾT…………..
 
 
 
 

Câu 1: (2,0 điểm)
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả, tâm trạng là mục đích miêu tả. (0,5 đ)
- H/s chọn và phân tích một câu thơ (hoặc một đoạn thơ) trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm nổi bật bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Yêu cầu:
+ Chọn hợp lí (Câu thơ hay đoạn thơ phải sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, phải  truyền tải 1 nội dung tương đối trọn vẹn).                 (0,5 đ)
+ Phân tích được những đặc sắc của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong câu (đoạn) thơ đã chọn.                                                                       (1,0 đ)
 
Câu 2 (3,0 điểm):
- Các phương châm hội thoại đã học: (0,5 đ)
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm về chất
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
Lưu ý: Kể đúng cả 5 phương châm: 0,5 đ; đúng 3,4 phương châm: 0,25; chỉ kể được 1,2 phương châm: không cho điểm.
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và phương châm hội thoại liên quan.   (2,5 đ)
a. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội: phương châm về chất.
b. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc: phương châm lịch sự.
c. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa: phương châm cách thức.
d. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng: phương châm về chất.
e. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo: phương châm lịch sự.
 
Lưu ý: Mỗi ý đúng: 0, 5 đ, đúng được nửa ý (chỉ điền từ đúng hoặc tìm phương châm hội thoại liên quan đúng): 0,25 đ
 
Câu 3 (5,0 điểm):
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Yêu cầu kĩ năng:
-         HS có kĩ năng tạo lập văn bản tự sự (kể chuyện tưởng tượng dưới hình thức viết thư).
-         Kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm…
-         Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, văn viết trong sáng, có cảm xúc…
Yêu cầu kiến thức: HS cần:
- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người kể chuyện chính là bản thân mình (đồng thời cũng là nhân vật chính trong câu chuyện).
- Xây dựng cốt truyện:
+ Tình huống truyện: Là buổi về thăm trường cũ sau 20 năm xa cách.
+ Diễn biến: Tiến trình buổi về thăm trường (đến trường, thời gian ở lại trường và ra về)
 (Diễn biến câu chuyện cần hấp dẫn, lôi cuốn,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Lương
Dung lượng: 73,76KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)