ĐỀ THI VĂN 9 HÀ NỘI

Chia sẻ bởi nguyễn thị hằng | Ngày 11/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VĂN 9 HÀ NỘI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG ANH
TRƯỜNG THCS………

 ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN VÀO THPT
KHÓA THI NGÀY 2/6/2016
Thời gian: 120 phút



PHẦN I: Cho đoạn trích sau:
“- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta.- Người lái xe lại nói.
Họa sĩ nghĩ thầm:“Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!”
1. Đoạn trích trên sử dụng mấy dấu ngang cách? Tác dụng của việc sử dụng các dấu câu ấy với văn cảnh như thế nào? (1 điểm)
2. Đoạn trích trên kể về những nhân vật nào trong truyện “Lặng lẽ Sa-pa”? Cách gọi nhân vật của tác giả không xưng tên riêng nhằm mục đích gì? (1 điểm)
3. Tại sao người lái xe lại nói: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta”? Và tại sao họa sĩ nghĩ thầm “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp” còn cô kĩ sư “chỉ “ô” lên một tiếng”? (1,5 điểm)
4. Em hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về cách sống của thanh niên ngày nay. (2 điểm)
PHẦN II: Bài “Đồng chí” có ba câu thơ cuối:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
1. Em hãy giải thích rõ và nêu tác dụng ý nghĩa đối với văn cảnh của từ “sương muối” và từ “chờ ” trong khổ thơ trên? (1 điểm)
2. Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”(ghi rõ tên tác giả)? (0,5 điểm)
3. Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn và phép thế? (gạch chân và chú thích rõ câu rút gọn và phép thế)(3 điểm)
ĐÁP ÁN

PHẦN I: 5,5 điểm
1- Đoạn trích trên sử dụng hai dấu ngang cách. (0,5 điểm)
- Tác dụng của việc sử dụng các dấu câu ấy với văn cảnh:(0,5 điểm)
+Dấu ngang cách trong câu: “-Bác và cô lên với anh ấy một tí.” đánh dấu trước lời thoại của nhân vật (người lái xe) nói với ông họa sĩ và cô kĩ sư với nhã ý mời mọi người lên nhà anh thanh niên. Qua lời mời này, tác giả tạo được một tình huống hợp lí và thú vị để các nhân vật tình cờ gặp nhau một cách ngẫu nhiên. Lời của người lái xe nói trở nên thân tình, tỏ rõ sự cảm kích cũng như tình cảm yêu mến với “anh ta” (anh thanh niên).
+Dấu ngang cách thứ hai ở trước câu: “-Người lái xe lại nói.” đánh dấu trước thành phần phụ chú (chú thích rõ thêm ý) cho phần trước đó..
2- Đoạn trích trên kể về những nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa-pa” là: Nhân vật anh thanh niên; nhân vật người lái xe; nhân vật bác họa sĩ; nhân vật cô kĩ sư.(0,5 điểm)
- Cách gọi nhân vật của tác giả không xưng tên riêng mà gọi bằng từ ngữ chỉ nghề nghiệp gắn với giới tính và tuổi tác nhằm mục đích làm nổi bật chủ đề chính của truyện ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Thể hiện sâu sắc thái độ sống của một thế hệ con người luôn luôn nhiệt huyết hăng say góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. .(0,5 điểm)
3.- Người lái xe nói: “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta” vì: người lái xe đã quen biết anh thanh niên từ trước, đồng thời muốn giới thiệu với ông họa sĩ về anh thanh niên. Lời nói trên thể hiện rõ tình cảm yêu mến của người lái xe với anh thanh niên và cảm nhận được vẻ đẹp ở “anh ta” nên phỏng đoán trước nguồn cảm hứng nghệ thuật sẽ nảy nở khi ông họa sĩ gặp anh thanh niên. (0,5 điểm)
- Ông họa sĩ nghĩ thầm “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp” vì: ông họa sĩ chưa gặp anh thanh niên bao giờ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị hằng
Dung lượng: 33,38KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)