De thi van 9
Chia sẻ bởi Phan Văn Sơn |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: de thi van 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
sở giáo dục - đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9
quảng bình năm học 2006 - 2007
đề chính thức
Số báo danh Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm)
Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy:
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Câu 2 (8 điểm)
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
a. Chiến tranh phong kiến.
b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn.
sở giáo dục - đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9
quảng bình năm học 2006 - 2007
đề chính thức
Môn: Ngữ văn
Hướng dẫn chấm
Hướng dẫn chung:
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Phần trong dấu [...] chủ yếu để định hướng cho người chấm; không nên cứng nhắc buộc học sinh phải triển khai, diễn đạt tương tự mới cho điểm.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0, 0,25; 0,5; 0,75; ...cho đến tối đa là 10.
Hướng dẫn cụ thể:
Câu 1: Yêu cầu và cách cho điểm
+ Nguyễn Du đã rất sáng tạo khi sử dụng từ ngữ. Các yếu tố của những từ láy, từ ghép (dày dạn, gió sương, ong bướm, chán chường) được nhà thơ tách ra và kết hợp xen kẽ nhau. ( Tối đa 0,75 điểm
+ Cách tách từ như thế có tác dụng:
- Làm cho sức biểu hiện của từ như được nhân lên, có tác dụng diễn tả sự đau đớn ê chề tột đỉnh của nhân vật. ( Tối đa 0,75 điểm
- Tạo ra cảm giác về sự nức nở, chì chiết trong lời của Kiều.
( Tối đa 0,5 điểm
Ghi chú: Nếu HS phân tích theo hướng khác (cách lặp từ, cách sử dụng câu hỏi tu từ…) thì toàn bộ chỉ cho tối đa 0,5 điểm.
Câu 2: Các yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách làm một bài văn nghị luận.
2. Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt.
3. Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
4. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Các yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:
[Lưu ý: Cả ba đối tượng đều có liên quan đến cái chết của Vũ Nương cho nên chúng không nằm ngoài mục tiêu phê phán của tác giả. Nhưng đề bài lại yêu cầu phân tích để chỉ rõ mục tiêu phê phán chính. Muốn giải quyết được vấn đề, học sinh phải xác định tác giả đã miêu tả đối tượng nào liên quan trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì (vì cảm hứng chủ đạo là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng phê phán chính). Từ đó phân tích, lí giải để rút ra kết luận.]
HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, miễn là đạt được các nội dung sau:
1. Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. ( Tối đa 1,0 điểm.
2. Phân tích, xem xét và kết luận từng
quảng bình năm học 2006 - 2007
đề chính thức
Số báo danh Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm)
Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy:
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Câu 2 (8 điểm)
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
a. Chiến tranh phong kiến.
b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn.
sở giáo dục - đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9
quảng bình năm học 2006 - 2007
đề chính thức
Môn: Ngữ văn
Hướng dẫn chấm
Hướng dẫn chung:
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Phần trong dấu [...] chủ yếu để định hướng cho người chấm; không nên cứng nhắc buộc học sinh phải triển khai, diễn đạt tương tự mới cho điểm.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0, 0,25; 0,5; 0,75; ...cho đến tối đa là 10.
Hướng dẫn cụ thể:
Câu 1: Yêu cầu và cách cho điểm
+ Nguyễn Du đã rất sáng tạo khi sử dụng từ ngữ. Các yếu tố của những từ láy, từ ghép (dày dạn, gió sương, ong bướm, chán chường) được nhà thơ tách ra và kết hợp xen kẽ nhau. ( Tối đa 0,75 điểm
+ Cách tách từ như thế có tác dụng:
- Làm cho sức biểu hiện của từ như được nhân lên, có tác dụng diễn tả sự đau đớn ê chề tột đỉnh của nhân vật. ( Tối đa 0,75 điểm
- Tạo ra cảm giác về sự nức nở, chì chiết trong lời của Kiều.
( Tối đa 0,5 điểm
Ghi chú: Nếu HS phân tích theo hướng khác (cách lặp từ, cách sử dụng câu hỏi tu từ…) thì toàn bộ chỉ cho tối đa 0,5 điểm.
Câu 2: Các yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách làm một bài văn nghị luận.
2. Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt.
3. Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
4. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Các yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:
[Lưu ý: Cả ba đối tượng đều có liên quan đến cái chết của Vũ Nương cho nên chúng không nằm ngoài mục tiêu phê phán của tác giả. Nhưng đề bài lại yêu cầu phân tích để chỉ rõ mục tiêu phê phán chính. Muốn giải quyết được vấn đề, học sinh phải xác định tác giả đã miêu tả đối tượng nào liên quan trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì (vì cảm hứng chủ đạo là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng phê phán chính). Từ đó phân tích, lí giải để rút ra kết luận.]
HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, miễn là đạt được các nội dung sau:
1. Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. ( Tối đa 1,0 điểm.
2. Phân tích, xem xét và kết luận từng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Văn Sơn
Dung lượng: 41,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)