Đề thi và gợi y đáp án TS lớp 10 Bình Định ngày 29/6/2013

Chia sẻ bởi Hồ Thị Hoa | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề thi và gợi y đáp án TS lớp 10 Bình Định ngày 29/6/2013 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
BÌNH ĐỊNH Năm học 2013-2014
Khóa ngày 29 tháng 06 năm 2013
---------------- -------------------------------
Đề chính thức:
Môn thi : NGỮ VĂN
Ngày thi : 29- 06- 2013
Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
-----------------------------


Câu 1 ( 2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lỡ loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tướt khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.
Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào?
Tên ba cô gái trong đoạn văn là gì?
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 đến 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học đối phó trong một bộ phận học sinh hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà ( trích) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH BÌNH ĐỊNH
NGÀY THI 29/6/2013

Câu 1 (2đ)
a) Đoạn văn thuộc văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê
b) Tên ba co gái trong đoạn văn là: Phương Định, Nho và Thao
Câu 2 (3đ)
a) Định nghĩa thế nào là lối học đối phó, :
Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn là việc học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại khái, không có mục đích, mục tiêu rõ ràng ...
b). Đặc điểm của việc học đối phó:
- Học trước, quên sau
- Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó.
Nghĩa là kiến thức được học không có sự liên kết một cách hệ thống.
- Học không có tính chất thực tiễn, không liên hệ để phục vụ cho việc xây dựng kỹ năng cho bản thân
- Học đối phó còn thể hiện rất rõ ở việc: Không gây hứng thú trong quá trình học, sinh ra tâm lí chán nản thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến
c). Tác hại của việc học đối phó:
Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường...
d). Học thế nào mới không phải là đối phó?
”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình"
Chỉ khi xác định được mục đích của việc học thì chúng ta mới không học qua loa và đối phó. Muốn vậy:
- Học mọi lúc mọi nơi
- Học từ mọi tình huống trong cuộc sống
- Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến
- Học thầy, học bạn...
e). Bài học cho bản thân:

Bài làm tham khảo
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Hoa
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)