Đề thi và đáp án thi Học sinh giỏi cấp huyện môn Văn 8 năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Kiện | Ngày 11/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án thi Học sinh giỏi cấp huyện môn Văn 8 năm học 2013-2014 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2013 -2014
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 24 /4/2014
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang

Câu 1: (2,0 điểm)
Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau:
- Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
- Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Trích Ông đồ- Vũ Đình Liên)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ rõ sức thuyết phục của đoạn trích Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi ) là có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Câu 3: (5,0 điểm)
Nhà tâm lí học Elena ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”.
Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc, khi thì nóng nực như vùng nhiệt đới, khi thì trở nên lạnh như băng. Xứ sở này có mùa xuân hoa nở ngát hương, có mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Dân cư ở vùng này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên trầm ngâm, lặng lẽ. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con và cũng không có người lớn.
Em có suy nghĩ gì về xứ sở kì lạ ấy?
Câu 4: (10,0 điểm )
Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng :
“ Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm.”
Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng để làm rõ điều đó.

------------------ Hết --------------------------
Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :………………………
Số báo danh : …………………… Giám thị số 2: ……………………….

* Giám thị không giải thích gì thêm.








PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 8
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN


 Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang

I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm



Câu 1
(2,0 điểm)
- Các từ già, xưa, cũ trong các câu thơ đã cho đều hướng tới một đối tượng : ông đồ.
+ Già- cao tuổi, vẫn sống- đang tồn tại.
+ Xưa – đã khuất – thời quá khứ trái nghĩa với nay.
+ Cũ – gần nghĩa với xưa, đối lập với mới- hiện tại.
- Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này gợi cho người đọc cảm nhận được sự biến đổi, vô thường, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ, lãng quên : ông đồ .
0,5

0,25
0,25
0,25
0,75

Câu 2
(3,0 điểm)
Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
- Trình tự lập luận : Đầu tiên tác giả giải thích rõ điều cốt yếu của tư tưởng nhân nghĩa là yên dân, mà muốn yên dân phải trừ bạo. Trong hoàn cảnh đất nước thời đó (giặc Minh xâm chiếm, gây bao đau khổ cho dân ) trừ bạo là trừ ngoại xâm bảo vệ nền độc lập. Nhờ vậy tác giả đã chuyển sang bàn về nền độc lập của Đại Việt là tất yếu, làm cho nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc là một sự phát triển lí lẽ tự nhiên.
-> Lập luận chặt chẽ, logic, thuyết phục .
- Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn :
+ Về lí lẽ: Tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, nền độc lập của dân tộc như chân lí có tính hiển nhiên. Cách nêu tiền đề bằng chân lí như vậy đã tạo nên một nền tảng lí luận chắc chắn, làm cơ sở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Kiện
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)