Đề thi và đáp án môn Hoá vào THPT 2006-2007

Chia sẻ bởi Vũ Văn Đạt | Ngày 15/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án môn Hoá vào THPT 2006-2007 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2007 - 2008


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(đề thi gồm 3 trang)

Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ, tên học sinh:
Số báo danh:

Câu 1: Dãy các chất tác dụng với nước là
A. Na2O, SO2, CO2, P2O5.
B. Fe2O3, SO2, CaO, CuO.

 C. CaO, BaO, SO2, CuO.
 D. SO2, SiO2, P2O5, Al2O3.

Câu 2: Cặp chất có thể tồn tại trong một dung dịch là
A. NaOH và H2SO4.
 B. KCl và NaNO3.

 C. KCl và AgNO3.
 D. Na2SO4 và BaCl2.

Câu 3: Để loại bỏ tạp chất CaO ra khỏi bột đồng (II) oxit, cách đơn giản nhất là cho hỗn hợp
A. vào nước, khuấy kỹ rồi lọc lấy chất rắn không tan.
B. vào dung dịch HCl, khuấy kỹ rồi lọc lấy chất rắn không tan.
C. vào nước, sục khí cacbonic, khuấy kỹ rồi lọc lấy chất không tan.
D. nung ở nhiệt độ cao để loại bỏ canxi oxit.
Câu 4: Kim loại vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ là
A. Mg.
B. Cu.
C. Al.
D. Fe.

Câu 5: Dãy oxit tương ứng lần lượt với các axit H2SO3, HNO3, H3PO4, H2SO4, H2CO3 là
A. SO2, N2O5, P2O3, SO3, CO2.
 B. SO2, NO2, P2O5, SO3, CO2.

 C. SO3, NO2, P2O3, SO3, CO2.
 D. SO2, N2O5, P2O5, SO3, CO2.

Câu 6: Để nhận biết đồng thời cả 3 chất rắn Mg(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3 đựng riêng biệt ta dùng dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. Na2SO4.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng
A. Chất nào làm mất màu dung dịch brom chất đó là etilen hoặc axetilen.
B. Etilen phản ứng vừa đủ với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Chỉ có hiđrocacbon có liên kết đôi mới làm mất màu dung dịch brom.
D. Những chất có cấu tạo giống metan dễ làm mất màu dung dịch brom.
Câu 8: Gang được sản xuất theo nguyên tắc :
A. Dùng khí cacbonic khử oxit sắt ơ ûnhiệt độ cao trong lò luyện kim.
B. Dùng cacbon khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.
C. Dùng khí cacbonoxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.
D. Dùng khí hiđro khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.
Câu 9: Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có công thức là RH3. Trong hợp chất oxit cao nhất có 25,93% R về khối lượng. R là nguyên tố nào trong các nguyên tố sau (Cho N =14, C = 12,
S = 32, P = 31)
A. Nitơ.
B. Cacbon.
C. Photpho.
D. Lưu huỳnh.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hiđrocacbon X thu được 17,6 g CO2 và 7,2 g H2O. Công thức phân tử của X là(Cho H = 1, C = 12, O= 16)
A. C2H2.
B. C2H6.
C. C2H4.
D. C3H4.

Câu 11: Cho 2,52 gam một kim loại chưa rõ hoá trị tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,84 g muối sunfat. Kim loại đã dùng là(Cho H = 1, S = 32, O = 16, Mg = 24, Zn = 65, Al = 27, Fe = 56)
A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.

Câu 12: Cho 15,4 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Mg và Zn tác dụng với dung dịch HCl lấy dư thu được 6,72 lít khí (đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bằng(Cho Mg = 24, Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5)
A. 9,5 g.
B. 27,2g.
C. 36,7g.
D. 37,3g.

Câu 13: Khí axetilen có lẫn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Văn Đạt
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)