Đề thi và đáp án HSG Văn 8

Chia sẻ bởi Lê Đức Thịnh | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án HSG Văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN MÔ
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỢT I

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 8
NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)


Câu 1: (5,0 điểm)
Với câu chủ đề sau:
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại.
Em hãy viết một đoạn văn có từ 7 đến 10 câu (theo kiểu diễn dịch, có một câu nghi vấn) để triển khai chủ đề trên.

Câu 2: (15,0 điểm)
Trong tác phẩm “lão Hạc” Nam Cao viết:
“…Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.



















PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN MÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2008-2009
Môn: Ngữ văn 8

Câu 1: (5,0 điểm)
Học sinh viết đúng kiểu đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề cho trước, về số câu có thể co giãn nhưng tối thiểu phải là 7 câu:
+ Phát hiện được chất cổ điển: Toát lên từ thể thơ, đề tài, tư thế, bút pháp nghệ thuật, phong thái thi nhân…tất cả đều mang đậm phong cách cổ điển (2 điểm)
+ Chỉ ra nét hiện đại: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai; chất “thép” trong tâm hồn người chiến sĩ Cộng sản, ngôn ngữ diễn đạt, sự vận động của cảnh…(2 điểm).
+ Dùng câu nghi vấn hợp lí: (0,5 điểm); văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, liên kết chặt chẽ, triển khai hợp lí: (0, 5 điểm).
Học sinh dùng các bài thơ đã học để chứng minh: “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pác Bó”…Có thể dùng các bài thơ khác.
(Nếu viết sai kiểu đoạn văn thì không chấm điểm)
Câu 3: (15,0 điểm)
a. Giải thích nội dung của đoạn văn:
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
- Bán chó rồi thì đau đớn, xót xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự giúp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông còn chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Thịnh
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)