Đề thi và đáp án HS năng khiếu Ngữ văn 8 năm học 2012 - 2013
Chia sẻ bởi Lê Trung Kiên |
Ngày 11/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đề thi và đáp án HS năng khiếu Ngữ văn 8 năm học 2012 - 2013 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM KHÊ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Phân tích tác dụng của phép tu từ chủ yếu trong đoạn thơ sau:
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
( Trích Sáng tháng năm - Tố Hữu)
Câu 2 (6,0 điểm):
Viết một đoạn văn khoảng mười câu, có dùng câu chủ đề, giải thích ý kiến: Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ( trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. ( SGK Ngữ văn 8 - tập hai, tr. 69).
Câu 3 (12,0 điểm)
Khát vọng tự do là một trong những tư tưởng phổ biến trong nhiều tác phẩm thơ ca Việt Nam hiện đại trước 1945. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai đoạn thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
(Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)
và:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
( Trích Khi con tu hú - Tố Hữu)
HẾT
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số BD:..................
Người coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
Môn Ngữ văn
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1
(2đ)
I. Yêu cầu chung
- Học sinh trình bày sự phát hiện, phân tích các phép tu từ phổ biến trong một đoạn thơ.
- Có thể trình bày thành nhiều cách: viết đoạn văn, bài văn ngắn..., miễn là trình bày rõ, có chất văn, ít mắc lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể
Phân tích được tác dụng của phép ẩn dụ:
- Ẩn dụ: con, cha ( Bàn tay con nắm ta cha) thể hiện tình cảm tác giả dành cho Bác như tình cảm một người con với cha, tình cảm Bác dành cho tác giả như tình cảm một người cha với con. Đó là những tình cảm gần gũi, thân mật, thiêng liêng, ấm áp như tình ruột thịt.
- Ẩn dụ: trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non giúp tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác: cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
- Phép ẩn dụ không chỉ giúp thể hiện tình cảm của tác giả mà cũng thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn, ngưỡng mộ và suy nghĩ chung của đồng bào ta, của nhân loại tiến bộ đối với Bác.
0,75
0,75
0,5
2
(6đ)
I. Yêu cầu chung
- Học sinh tạo lập một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh, sử dụng được phép lập luận giải thích là chính - giải thích một vấn về một đoạn trích đã học.
- Đoạn văn bắt buộc phải có câu chủ đề (vị trí câu chủ đề tùy theo cấu trúc); trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả...
II. Yêu cầu cụ thể
Giải thích vấn đề: Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ( trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. bằng cách đưa ra các luận điểm, luận cứ cơ bản sau:
a. Viết đúng câu chủ đề để nêu được luận điểm: Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. (Nếu chọn
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Phân tích tác dụng của phép tu từ chủ yếu trong đoạn thơ sau:
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
( Trích Sáng tháng năm - Tố Hữu)
Câu 2 (6,0 điểm):
Viết một đoạn văn khoảng mười câu, có dùng câu chủ đề, giải thích ý kiến: Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ( trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. ( SGK Ngữ văn 8 - tập hai, tr. 69).
Câu 3 (12,0 điểm)
Khát vọng tự do là một trong những tư tưởng phổ biến trong nhiều tác phẩm thơ ca Việt Nam hiện đại trước 1945. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai đoạn thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
(Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)
và:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
( Trích Khi con tu hú - Tố Hữu)
HẾT
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số BD:..................
Người coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
Môn Ngữ văn
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1
(2đ)
I. Yêu cầu chung
- Học sinh trình bày sự phát hiện, phân tích các phép tu từ phổ biến trong một đoạn thơ.
- Có thể trình bày thành nhiều cách: viết đoạn văn, bài văn ngắn..., miễn là trình bày rõ, có chất văn, ít mắc lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể
Phân tích được tác dụng của phép ẩn dụ:
- Ẩn dụ: con, cha ( Bàn tay con nắm ta cha) thể hiện tình cảm tác giả dành cho Bác như tình cảm một người con với cha, tình cảm Bác dành cho tác giả như tình cảm một người cha với con. Đó là những tình cảm gần gũi, thân mật, thiêng liêng, ấm áp như tình ruột thịt.
- Ẩn dụ: trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non giúp tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác: cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
- Phép ẩn dụ không chỉ giúp thể hiện tình cảm của tác giả mà cũng thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn, ngưỡng mộ và suy nghĩ chung của đồng bào ta, của nhân loại tiến bộ đối với Bác.
0,75
0,75
0,5
2
(6đ)
I. Yêu cầu chung
- Học sinh tạo lập một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh, sử dụng được phép lập luận giải thích là chính - giải thích một vấn về một đoạn trích đã học.
- Đoạn văn bắt buộc phải có câu chủ đề (vị trí câu chủ đề tùy theo cấu trúc); trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả...
II. Yêu cầu cụ thể
Giải thích vấn đề: Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ( trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. bằng cách đưa ra các luận điểm, luận cứ cơ bản sau:
a. Viết đúng câu chủ đề để nêu được luận điểm: Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. (Nếu chọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trung Kiên
Dung lượng: 62,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)