Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 chọn

Chia sẻ bởi Đào Thị Duyến | Ngày 09/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 chọn thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

Phòng GD &ĐT YÊN Mỹ
Đề thi tuyển sinh lớp 6
trường thcS Đoàn thị Điểm


Môn: Tiếng Việt - Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)


Đề bài
Câu 1(3 điểm):
Cho các từ sau:
Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn.
Hãy chỉ rõ trong các từ đó, những từ nào là:
a. Từ ghép tổng hợp
b. Từ ghép phân loại
c. Từ láy
Câu 2 (2 điểm):
Với mỗi từ dưới đây, hãy đặt một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển.
a. Tay b. Xuân
Câu 3 (2 điểm):
Xác định các bộ phận của các câu văn sau:
a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
b. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
Câu 4: (2 điểm)
Chữa lại các câu sau:
a. Đi qua vườn nhà bác Minh, thấy có nhiều cây nhãn.
b. Bạn Nga, lớp trưởng lớp tôi.
Câu 5( 4 điểm):
Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”.
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó.
Câu 6 (7 điểm)
Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo. Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.






Đáp án

Câu 1:
HS phân loại được các từ theo cấu tạo
a. Từ ghép tổng hợp: anh em, ăn mặc, tướng tá, non nước.
b. Từ ghép phân loại: xe điện, cửa sông, cây bưởi, bút chì.
c. Từ láy: ngay ngắn, vấp váp, nhức nhối, vuông vắn.
Mỗi ý đúng được 1 điểm( mỗi từ đúng được 0,25 điểm).
Câu 2:
HS đặt câu đúng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ:
a. Tay
Ví dụ:
Nghĩa gốc: Cô ấy có bàn tay búp măng (Tay: bộ phận trên cơ thể người).
Nghĩa chuyển: Nam là tay trống cự phách trong đội nghi thức của trường tôi.
(Tay: người đánh trống,( thành viên)).
b. Xuân
Ví dụ
Nghĩa gốc:Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở.(Xuận: một mùa trong năm)
Nghĩa chuyển:
+ Trông cô ấy còn xuân lắm( xuân: trẻ, đẹp).
+Hoặc: Cô ấy đã đến đây 5 xuân rồi! (xuân: 1 năm)
Mỗi câu đặt đúng được 0,5 điểm.
Câu 3:
HS xác định được các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Duyến
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)