Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 + đáp án

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Nga | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 + đáp án thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 18 tháng 6 năm 2013
Thời gian làm bài: 120 phút


ĐỀ CHÍNH THỨC


Phần I (6 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nhọ nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành
hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khí tóc bạc."
(Trích Ngữ văn 9, tập hai - NXB Giáo dục, 20 1 2)
1 Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào ? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì ?
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì ? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả ?
3 . Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 1 2 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngũ dùng làm phép thế).

Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
"- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện Ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(. . .) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn."
(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 20 1 2)
1 . Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
2. Nhà vua nói "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì ? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- --------- -Hết---------------

ĐÁP ÁN
Phần I :
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại:
-“mùa xuân” là danh từ và “nho nhỏ” là tính từ.
-Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm của danh từ (mùa xuân) : +Đây là mùa xuân của cá nhân khiêm nhường góp vào mùa xuân lớn của dân tộc
+Một mùa xuân nho nhỏ” : dâng hiến một phần nhỏ bé của mình (nho nhỏ) nhưng là phần tinh túy, đẹp đẽ, có ý nghĩa (một mùa xuân), thể hiện mối quan hệ riêng chung, đặt cáI vô hạn của đất trời bên cáI hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Đặt trong hoàn cảnh riên của tác giả, nguyện ước này càng đáng khâm phục hơn.

2. “Nốt trầm”
- Nốt nhạc trầm  theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp.
- Trong bài thơ “nốt nhạc trầm” được miêu tả với nét đặc biệt “một nốt trầm xao xuyến” nghĩa là “nốt trầm” gắn với niềm xúc động kéo dài miên man, trào dâng.
- Vì vậy “nốt trầm” trong bài thơ là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm tốn cống hiến cho cuộc đời. Cống hiến tuy khiêm tốn nhưng là cả tấm lòng chân thành, xúc động, sung sướng, tự nguyện.
3. Đoạn văn nghị luận
A.Hình thức :
-Độ dài : khoảng 12 câu
-Lập luận : theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp
-Ngữ pháp : sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
B.Nội dung : làm rõ tâm niệm của nhà thơ trong bốn câu thơ, trong đó có .
Tham khảo:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khí tóc bạc."
(Trích Ngữ văn 9, tập hai - NXB Giáo dục, 20 1 2)

Khổ thơ trên đã thể hiện tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải muốn được cống hiến những gì đẹp đẽ nhất của mình cho cuộc đời một cách thầm lặng.(1) Khát vọng đó được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.(2) Đó là một hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Nga
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)